Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế huyện Đăkrông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện đăkrông, tỉnh quảng trị min (Trang 46 - 48)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về Chi cục thuế huyện Đăkrông

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế huyện Đăkrông

* Chi cục thuế huyện được giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách. Chi cục thuế có nhiệm vụ

hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác trên địa bàn huyện theo đúng luật, pháp lệnh, các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách được giao.

- Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí. Chi cục thuế cũng phải tổ chức thu thuế, phí và lệ phí đối với các đối tượng do Chi cục trực tiếp quản lý. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ xin miễn, giảm thuế, xin hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Nếu cơ sở kinh doanh khơng thực hiện đúng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho NNT

theo quy định của Cục thuế. Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác. Đôn đốc NNT nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào kho bạc Nhà nước. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc tính toán các khoản thuế và thu khác để kiểm tra việc kê khai đăng ký nộp thuế, quyết toán thuế, xin miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ của NNT. Thực hiện thanh toán, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng NNT. Tổ chức công tác kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỉ luật thu nộp thuế đối với NNT cũng như trong nội bộ ngành thuế ở địa phương trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế tốn, hố đơn, chứng từ... có liên quan đến số thuế phải nộp và xử lý các vi phạm, các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.

- Tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê thuế. Chi cục thuế phải tổ chức công tác kế

toán thuế, kế toán ấn chỉ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức cơng tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp và các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Cục thuế.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế phải tham gia phối hợp chặt

chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xét duyệt đăng ký kinh doanh, chủ động trong việc tổ chức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Sở, Ban, Ngành chính trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương...

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ nhận thức về thuế, phí và lệ phí cho

nhân dân cũng như cho cán bộ ngành thuế. Chi cục thuế phải tổ chức bồi dưỡng chính

trị, chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Tổ chức công tác thi đua, tuyên truyền về công tác thuế ở địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho NNT, các ngành, các cấp và toàn dân hiểu để nâng cao hiểu biết về pháp luật thuế cũng như nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện đăkrông, tỉnh quảng trị min (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)