Khái quát chung về phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 30 - 37)

1.3. Cơ sở lý luận về phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.1. Khái quát chung về phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.1.1 Khái niệm phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, sự ảnh hưởng của phổ cập tài chính, (financial inclusion) đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xố đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như chính phủ các quốc gia ghi nhận. Vì vậy, nhiều chương trình đã được các tổ chức quốc tế triển khai trong

mục tiêu thúc đẩy phát triển phổ cập tài chính, cụ thể: tổ chức Liên Hợp quốc, LHQ) đã triển khai các chương trình thơng qua Quỹ Đầu tư phát triển LHQ; các nước G20 đã thống nhất bộ nguyên tắc cho phổ cập tài chính và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20. ASEAN coi phổ cập tài chính là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm cơng tác về phổ cập tài chính để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực; Ngân hàng Thế giới, WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á, ADB) đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy phổ cập tài chính tại nhiều quốc gia.

Một trong những khái niệm xuất hiện sớm nhất của Leyshon and Thrift, 1995) đã xác định “phổ cập tài chính là q trình một số nhóm xã hội và cá nhân

nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức”. Sinclair, (2001) cho

rằng “phổ cập tài chính là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết bằng

cách thức thích hợp”. Tại Ấn độ, Uỷ ban Phổ cập tài chính của Chính phủ định

nghĩa phổ cập tài chính là “q trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thịi chẳng

hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng", Ủy ban

Rangarajan, 2008). Khái quát hơn,Liên hiệp quốc cho rằng chính tồn diện là " hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho người dân ". Các dịch vụ tài

chính cơ bản bao gồm tiết kiệm, tín dụng ngắn hạn và dài hạn, cho thuê và bao thanh toán, thế chấp, bảo hiểm, trợ cấp, thanh toán, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế, Sách Xanh, (2006).

Theo Ngân hàng Thế giới, (WB, 2010), phổ cập tài chính có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính

- các giao dịch, thanh tốn, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Phổ cập Tài chính, (AFI) định nghĩa về phổ cập tài chính rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, phổ cập tài chính là việc cung cấp cho đối tượng sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính

một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của đối tượng sử dụng.

Phổ cập tài chính được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số SME có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại khơng muốn sử dụng trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, (SME) có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như chi phí quá cao, quy định pháp luật phức tạp, hoặc thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp. Phổ cập tài chính khơng chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho và SME và bảo vệ người tiêu dùng,

Tổng quát lại, phổ cập tài chính của SME là tất cả việc cung cấp các dịch vụ

tài chính chính thức, (thanh tốn, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới SME trong nền kinh tế. (Cẩm nang Tài chính tồn diện, 2017).

1.3.1.2 Vai trị của phổ cập tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vai trị của phổ cập tài chính đối với phát triển kinh tế - xã hội đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu, điển hình có thể kể tới như: Levine, (2005), Demirguc- Kunt và Levine, (2007), Beck và Honohan, (2008), Johnston and Murdoch, (2008), Johnson và Nino-Lazarawa, (2009), Hastak và Gaikwad, (2015), etc.

Theo Beck và Honohan, 2008), phát triển phổ cập tài chính sẽ có hai tác động đến q trình phát triển kinh tế: một là phát triển tài chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng tiết kiệm, giúp khởi nghiệp đầu tư, sản xuất, từ đó giảm đói nghèo và bất bình đẳng; hai là cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng cho SME.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, (WB, 2014) cho thấy cả thế giới có khoảng 200 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, (MSME) không tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, TCTC) chính thức. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch, khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó cịn có những lý do khác bao gồm cả nhận thức của người dân, nhà quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài

chính hoặc nhiều chủ thể khơng muốn tiết lộ thơng tin cá nhân. Nhóm người khơng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là những SME khơng có nhu cầu hoặc khơng có khả năng tiếp cận vốn vay do lãi suất cao, khoảng cách địa lý không thuận lợi, thủ tục vay vốn phức tạp.

Phổ cập tài chính được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Khía cạnh quan trọng nhất của phổ cập tài chính là tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vơ cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển tồn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng, (Worldbank , 2014).

Vai trị của phổ cập tài chính đối với phát triển kinh tế - xã hội có thể tóm lược qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, phổ cập tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng

cường khả năng huy động các khoản tiết kiệm và đầu tư. Johnson và Nino- Lazarawa, 2009) đã chỉ ra rằng phổ cập tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng qua huy động tiết kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Việc huy động tiết kiệm tạo điều kiện cho các đối tượng bị loại trừ trong hệ thống tài chính chính thức có thể tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ giảm nghèo để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cải thiện phúc lợi. Theo Levine, (2005), cơ sở hạ tầng của hệ thống phổ cập tài chính góp phần hạn chế thơng tin tài chính bất đối xứng, giảm chi phí giao dịch ký kết hợp đồng. Các chính sách phổ cập tài chính hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nhanh. Mối tương quan giữa phổ cập tài chính và tăng trưởng kinh tế nàymột lần nữa được khẳng định thơng qua mơ hình nghiên cứu của AT & SG, 2010).

Phát triển phổ cập tài chính Tăng trưởng kinh tế Tiếp cận các dịch vụ tài chính

Biểu đồ 1.1: Mối tƣơng quan giữa phổ cập tài chính và phát triển kinh tế

Nguồn: Nhóm chuyên gia về AT & SG, G.20, 2010 Thứ hai, phổ cập tài chính giúp SME được tiếp cận các dịch vụ tài chính phù

hợp với giá cả phải chăng

Phổ cập tài chính mang lại cơ hội tiếp cận hệ thống tài chính chính thức với mức chi phí hợp lý cho tất cả các thành phần của nền kinh tế, đặc biệt là SME, từ đó ảnh hưởng tích cực đến vấn đề cơng bằng tài chính và phát triển các hoạt động kinh tế. Do đó, Ogunleye, (2009) đã khẳng định phổ cập tài chính đem lại ổn định tài chính, thúc đẩy tăng trưởng tồn diện.

Thứ ba,phổ cập tài chính góp phần tăng thu nhập và tăng phúc lợi cho đối

tượng ở vị thế yếu trong xã hội

Tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính như tiết kiệm, dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền kiều hối và bảo hiểm sẽ giúp SME tăng khả năng tích luỹ tài sản, chống chịu trước những cú sốc kinh tế, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn việc làm,cải thiện thu nhập thơng qua các khoản tín dụng tiếp cận được. Theo các nghiên cứu chuyên sâu về dân tộc học Collinsvà các cộng sự, (2009) được thực hiện bằng cách theo dõi 'nhật ký tài chính' của tầng lớp dân nghèo ở Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi, tiếp cận các dịch vụ tài chính phù hợp và giá cả phải chăng giúp SME giảm rủi ro ảnh hưởng từ các biến động kinh tế, cải thiện phúc lợi và trong nhiều trường hợp còn tăng thu nhập. Trong một nghiên cứu phân tích về tầng lớp thu nhập thấp ở Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi, Collins, (2009) đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng và sự cải thiện

phúc lợi và thu nhập cho SME. Demirguc-kunt và cộng sự, (2008) cũng nhận thấy rằng phổ cập tài chính khơng chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà cịn thúc đẩy giảm nghèo cũng như giảm bất bình đẳng thu nhập và cải thiện phúc lợi. Xét trên bối cảnh rộng hơn, phổ cập tài chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thơng qua tạo giá trị cho SME, (CIMP, 2011; Obstfield, 1994 và Ghali, 1999).

Phổ cập tài chính cịn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phịng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả SME sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào nền kinh tế nói chung, cải thiện cơng bằng và bình đẳng, năng lực của tồn xã hội theo đó cũng được nâng lên.

1.3.1.3. Những rào cản đối với phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc sử dụng dịch vụ tài chính phụ thuộc chủ yếu vào tiềm lực tài chính của SME. Ngay cả ở những nước nghèo nhất thì doanh nghiệp lớn là những chủ thể sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều nhất. Do đó, khu vực ngân hàng chính thức thơng thường chỉ phục vụ cho nhóm khách hàng ở trên ngưỡng nghèo, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó SME có nguồn vốn nhỏ, khả năng huy động vốn từ các TCTC còn hạn chế lại sử dụng dịch vụ ngân hàng ở khu vực khơng chính thức.

Đối lập với phổ cập tài chính là sự loại trừ tài chính, financial exclusion), nhằm nói tới những đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính và hệ thống tài chính. Tình trạng loại trừ tài chính có thể là “tự nguyện” hoặc “khơng tự nguyện”, bởi loại trừ tài chính có thể là do những trở ngại khách quan khi tiếp cận hệ thống tài chính hoặc là do chính sự lựa chọn của SME bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý do được nói đến nhiều nhất khi một SME khơng có một tài khoản chính thức là do khơng cần thiết sử dụng tài khoản ngân hàng, khoảng cách địa lý, vấn đề an ninh thông tin và thủ tục phức tạp. Ở những nước đang phát triển, lý do phổ biến là khoảng cách xa xơi, thiếu thu nhập, chi phí tốn kém và thiếu giấy tờ cần thiết.

Nghiên cứu Clamara và các cộng sự, (2014) tại Peru chỉ rõ 5 rào cản lớn đối với việc tiếp cận phổ cập tài chính. Thứ nhất, khoảng cách địa lý, yếu tố này đã được phân tích rõ thơng qua sự phát triển mạng lưới tài chính ở trên. Thứ hai, chi phí dịch vụ tài chính, (phí sử dụng dịch vụ) là một rào cản đối với SME khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính của họ chưa cao khiến cho mức phí trở nên đắt đỏ với họ.

Các chi phí đi kèm với việc sở hữu tài khoản đã trở thành rào cản chủ yếu. Đối với nhiều SME, chi phí duy trì tài khoản và mức phí cho mỗi lần giao dịch khiến cho việc sử dụng tài khoản trở thành tốn kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chi phí ngày càng cao, càng có nhiều chủ thể khơng có tài khoản, Demirguc-Kunt và Klapper, (2012). Vì thế, cho dù các dịch vụ này là có sẵn song họ vẫn khó tiếp cận dịch vụ. Tại Siera Leone, chi phí hàng năm để duy trì một tài khoản thanh tốn cao hơn 25% mức thu nhập GDP bình quân đầu người. Tương tự như vậy, các chi phí về thời gian cũng có thể tạo ra các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính. Ví dụ như tại Bangladesh, Pakistan, Philippines, để có thể vay một khoản kinh doanh nhỏ thì cần phải mất hơn một tháng.

Một điều quan trọng là, chi phí cao được áp dụng cho việc mở và duy trì tài khoản có quan hệ thuận chiều với tình trạng thiếu cạnh tranh và thiếu cơ sở hạ tầng thể chế và vật chất ở một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng, chi phí cao liên quan đến tài khoản khơng đơn thuần phản ánh chi phí cố định của việc cung cấp mà cịn cho thấy có nhiều chi phí gián tiếp nữa. Cơ sở hạ tầng thanh tốn yếu cũng là rào cản khiến cho các khách hàng từ chối sử dụng dịch vụ.

Khoảng cách đến với một điểm tiếp cận dịch vụ, cụ thể là các chi nhánh ngân hàng hay điểm giao dịch, là trở ngại lớn đặc biệt ở những nước đang phát triển. Ở Tanzania, chỉ có 0,5 chi nhánh ngân hàng trên 1000 km vuông. Khoảng cách địa lý cũng có thể là khó khăn khiến cho một số khách hàng ban đầu đã đăng ký các dịch vụ nhưng sau đó họ khơng sử dụng nhiều các dịch vụ này như những người khác.

Bên cạnh đó, những yêu cầu về hồ sơ giấy tờ cần có để mở tài khoản trên thực tế đã loại trừ nhiều SME ở khu vực nơng thơn. Ví dụ như việc tiếp cận dịch vụ

tài chính địi hỏi khách hàng phải có các giấy tờ chứng minh liên quan tới hồ sơ kinh doanh đối với doanh nghiệp… trong khi một số SME khơng có khả năng để hồn thiện các hồ sơ này, và do vậy họ không thể tiếp cận các dịch vụ. Đặc biệt, đối với đối tượng huy động vốn là SME, SME phải đáp ứng được hồ sơ vay vốn bao gồm chứng minh khả năng tài chính, tính khả thi của dự án xin vay, chứng minh tài sản thế chấp, … Thủ tục vay vốn phức tạp là một trong những rào cản chính hạn chế khả năng huy động vốn của SME.

Văn hóa, tâm lý hay tín ngưỡng cũng là một trở ngại đối với tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức. Nhiều SME không thấy thoải mái khi sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Nguyên nhân là do khó hiểu về ngơn ngữ, có q nhiều loại giấy tờ và điều kiện đi kèm với dịch vụ tài chính và có thể đơn giản chỉ là thiếu sự tin tưởng vào các tổ chức cung cấp dịch vụ. Một đặc điểm phổ biến của những người khơng có tài khoản ngân hàng, (unbanked) là thiếu giáo dục và thông thường là thiếu kiến thức về tài chính. Tuy nhiên đơi khi giáo dục cũng có quan hệ chặt chẽ với thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w