Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đề cập đến kế hoạch đã được áp dụng để tiến hành tồn bộ q trình nghiên cứu. Đây là một kế hoạch xác định cách thức tiến hành nghiên cứu, (Creswell, 2014). Trước khi đi sâu vào phương pháp tiếp cận, điều quan trọng là phải hiểu ý nghĩa của nghiên cứu, (Saunders và cộng sự, 2012) xác định nghiên cứu như là một q trình kiểm tra và phân tích thơng tin một cách có hệ thống xung quanh một vấn đề nghiên cứu. Có một cách hợp lý để thu thập các nguồn dữ liệu ghi nhớ các kỹ năng của nhà nghiên cứu.

Saunders et al., (2012) nhấn mạnh rằng các cuộc điều tra có thể mang tính mơ tả, khám phá hoặc giải thích. Nghiên cứu tiến hành đo lường mức độ phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo quy trình sau:

Bước 1: Nghiên cứu các nghiên cứu trong và ngồi nước, tìm ra lỗ hổng và đặt vấn đề nghiên cứu

Bước2: Xây dựng cơ sở lý luận về phổ cập tài chính của SME

Bước 3: Lựa chọn hệ thống chỉ số đo lường mức độ phổ cập tài chính của SME và xây dựng bảng hỏi nghiên cứu

Bước 4: Thực hiện phát phiếu điều tra và tập hợp dữ liệu Bước 5: Trình bày kết quả và đưa ra giải pháp

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Tài liệu thu thập bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp:

- Tài liệu sơ cấp: Các số liệu được thu thập theo phương pháp điều tra,

Hiện nay, sự ảnh hưởng của phổ cập phổ cập tài chính đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xố đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như chính phủ các quốc gia ghi nhận. Nhiều tổ chức như Ngân hàng thế giới World Bank, OECD, G20 đã đưa ra bộ chỉ số đo lường phổ cập tài chính thơng qua việc xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra khảo sát.

Tại Việt Nam, phổ cập tài chính là khái niệm cịn khá mới mẻ, tuy các nội dung phổ cập tài chính đã và đang được các Bộ, ngành triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng chưa được đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ phát phiếu khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp về đo lường mức độ phổ cập tài chính bao gồm các thơng tin người tham gia khảo sát, thơng tin về tình trạng sử dụng tài chính, thơng tin về khả năng tiếp cận tài chính và thơng tin về chất lượng tài chính mà SME có thể tiếp cận được. Từ đó có thể đo lường mức độ tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, thơng qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh phổ cập tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tài liệu thứ cấp:

+ Các số liệu, tài liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp, đến các chính sách tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Các văn bản, báo cáo liên quan đến doanh nghiệp, Báo cáo doanh nghiệp (2016/2017); Niên giám thống kê, (2014, 2015, 2016) và một số báo cáo của Bộ tài chính, và các cơ quan chính phủ.

+ Các đề tài luận văn, luận án liên quan đến phổ cập tài chính của SME.

+ Các sách, tạp chí, các website có liên quan đến cơ phổ cập tài chính và phổ

cập tài chính của SME.

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi thu thập được tài liệu, ta tiến hành tổng hợp và xử lý thông tin. Đối với tổng hợp thông tin, cần phải tổng hợp lý thuyết và tổng hợp các số liệu thực tế.

* Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những

mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

+ Sắp xếp tài liệu theo thời gian và sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.

+ Làm tái hiện quy luật: đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, nêu lên những lý thuyết đã đưa ra.

+ Giải thích quy luật: cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, ta tiến hành đọc, nghiên cứu tất cả các văn bản, tài liệu liên quan đến phổ cập tài chính để rút ra những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những quan điểm của các chuyên gia, các nhà khoa học, những hạn chế bất cập được nêu ra để nắm vững vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp các số liệu th c tế

Để tổng hợp các số liệu, ta sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê, bảng thống kê, biểu đồ và đồ thị thống kê.

+ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Phân tổ thống kê được sử dụng để: nghiên cứu các loại hình kinh tế xã hội, (phân tổ phân loại), nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể, (phân tổ kết cấu), nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng, (phân tổ phân tích hay liên hệ)

Phân tổ thống kê được tiến hành theo quy trình sau: Xác định tiêu thức phân tổ, xác định số tổ cần thiết và phạm vi mỗi tổ, xác định các chỉ tiêu giải thích.

+ Bảng thống kê

Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê. Sử dụng bảng thống kê nhằm phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể, mô tả mối liên quan mật thiết giữa các số liệu thống kê, làm cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau một cách dễ dàng.

+ Biểu đồ và đồ thị thống kê

Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mơ tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Khác với bảng thống kê, đồ thị hay biểu đồ thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét hay màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh của hiện tượng cần nghiên cứu.

Từ các số liệu đã thu thập về mức độ phổ cập tài chính, thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như thông tin sơ cấp thu được qua điều tra khảo sát, có thể vẽ các loại đồ thị, biểu đồ như đồ thị kết cấu, đồ thị xu hướng biến động, đồ thị mối liên hệ, đồ thị so sánh, về hình thức có các loại đồ thị hình cột, hình trịn, đường gấp khúc.. để tiến hành tổng hợp số liệu.

* Phương pháp xử lý s liệu

Ta sử dụng các phương pháp phân tích bằng số tương đối, phương pháp chỉ số để xử lý số liệu.

- Phương pháp số tương đối: sử dụng phương pháp này để so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

- Phương pháp chỉ số, bao gồm:

+ Chỉ số cá thể: là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng chỉ tiêu để so sánh, đánh giá.

+ Chỉ số tổng hợp: là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều chỉ tiêu để phân tích, đánh giá.

2.3 Mơ hình nghiên cứu

Bảng khảo sát: Được xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ số phổ cập tài chính

của G20, (2016) cho đối tượng là SME. Bảng khảo sát gồm 03 phần : thông tin người trả lời khảo sát, thông tin doanh nghiệp tham gia khảo sát và thông tin về phổ cập tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát chia làm 3 phần: thông tin người thực

hiện khảo sát, thơng tin doanh nghiệp và phổ cập tài chính của doanh nghiệp. Nhóm câu hỏi về phổ cập tài chính được xây dựng dựa trên hệ thống chỉ số của G20 và sử dụng các câu hỏi từ WB Enterprise Surveys 2018, Global index 2014, WB Global Consumer Protection Survey, bảng hỏi của Hanifa Noor 2016.

Số liệu và chọn mẫu

Tác giả thực hiện điều tra 357 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều tra này được thực hiện với bảng hỏi nhằm thực hiện cuộc điều tra riêng của tác giả theo bộ chỉ số của G20 dùng cho SME cũng như tìm hiểu thêm những khó khăn khi tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp bằng những câu hỏi mở. Do khó khăn về thời gian và kinh phí điều tra nên tác giả đã điều tra được 357 doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các SME thuộc hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng mẫu cuộc điều tra của tác giả bao gồm các DN đăng ký chính thức theo Luật doanh nghiệp bao gồm các loại hình doanh nghiệp là cơng ty tư nhân, công ty cổ phần, cô ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Các DN liên doanh không được đưa vào mẫu điều tra do thường có sự tham gia sâu và khơng rõ bản chất của chính phủ như đầu tư nước ngoài.

Tỷ lệ chọn mẫu lấy theo công thức của Cochran, (1977) và Levy và Lemeshow, (1999) để xác định cỡ mẫu cần thiết n cho một sự kết hợp khác nhau về mức độ chính xác, độ tin cậy và sự thay đổi.

n = no

1+ no - 1

Trong đó N là kích thước quần thể. Giả sử rằng một biên độ của lỗi d đã được xác định, và z là độ lệch chuẩn tương ứng với xác suất cho phép rằng lỗi sẽ vượt quá lề mong muốn, no có thể được biểu diễn như sau:

n =

trong đó p là tỷ lệ ước tính của một thuộc tính hiện diện trong quần thể.

Trong nghiên cứu này, tác giả phân loại quy mô doanh nghiệp theo định nghĩa Worldbank đang áp dụng cho Enterprise Survey để việc so sách giữa kết quả điều tra của tác giả và kết quả điều tra của các tổ chức trên thế giới là đồng nhất. Phòng SME của Worldbank chia SME thành 03 nhóm DN gồm siêu nhỏ, vừa và nhỏ. DN siêu nhỏ khơng có q 10 lao động, DN nhỏ có từ trên 10 đến 50 lao động và DN vừa có từ trên 50 tới 300 lao động, và DN có trên 300 lao động là DN lớn. Phân nhóm quy mơ của nghiên cứu dựa trên số lao động toàn thời gian, lao động bán thời gian và lao động thời vụ.

Bảng 2.1: Chọn mẫu, phân loại DN theo tiêu chí của Worldbank

Loại hình doanh nghiệp - Cơng ty tư nhân -Cơng ty cổ phần -Công ty hợp danh

-Công ty trách nhiệm hữu hạn Tổng

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015

Th c hiện điều tra

Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các doanh nghiệp trên cơ sở tổng mẫu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Chọn mẫu phân tầng được áp dụng nhằm đảm bảo số lượng phù hợp các doanh nghiệp thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trên từng địa bàn điều tra. Cuộc điều tra được tiến hành tại một số khu vực nhất định ở từng tỉnh/thành phố nhằm đảm bảo tính khả thi.

Phiếu điều tra sẽ được khảo sát thử ở một nhóm nhỏ SME, nếu có sự chưa rõ ràng và những hiểu nhầm có thể có trong nội dung phiếu hỏi sẽ được giải quyết và điều chỉnh. Điều này đảm bảo sẽ cải thiện sự đáng tin cậy của dữ liệu thu về từ cuộc điều tra.

Cuộc điều tra được tiên hành thông qua bảng hỏi khảo sát trực tuyến, bảng hỏi được gửi tới các SME thông mai email của DN. Số liệu được thu thập thông qua công cụ hỗ trợ trực tuyến, (online survey).

Đối tượng được điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng được điều tra căn cứ và đối tượng Worldbank đang áp dụng cho Enterprise Survey để việc so sách giữa kết quả điều tra của tác giả và kết quả điều tra của các tổ chức trên thế giới là đồng nhất. Đối tượng được điều tra bao gồm chủ doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà quản lý cấp cao thuộc lĩnh vực tài chính – kế tốn.

Xử lý dữ liệu thu thập được: Toàn bộ dữ liệu thu được được thống kê mô tả

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHỔ CẬP TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

3.1. Thực trạng phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.1.1 Thực trạng phổ cập tài chính ở Việt Nam

Phổ cập tài chính có nghĩa là các cá nhân và SME có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ gồm giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm và được thực hiện một cách có trách nhiệm và bền vững, World Bank, 2017). Tiếp cận một tài khoản giao dịch là bước đầu tiên để phổ cập tài chính rộng rãi hơn vì nó cho phép mọi người lưu trữ tiền, gửi và nhận thanh tốn. Vì vậy trọng tâm của chương trình Sáng kiến Tiếp cận Tài chính của Ngân hàng Thế giới năm 2020, World Bank Group’s Universal Financial Access 2020) nhắm đến là mọi người trên tồn thế giới có khả năng tiếp cận tới tài khoản giao dịch. Phổ cập tài chính khơng những phục vụ cho cuộc sống hằng ngày mà cịn giúp các gia đình và doanh nghiệp lên kế hoạch từ mục tiêu dài hạn đến phòng ngừa sự cố khẩn cấp.

Vai trò và tầm quan trọng của phổ cập tài chính đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và của nền kinh tế nói chung đã được các quốc gia ghi nhận, vì vậy Chính phủ các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển, dành một sự ưu tiên đặc biệt để phát triển phổ cập tài chính. Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cũng khơng đứng ngồi xu thế trên. Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm Ngân hàng thế giới để xây dựng một chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính trong đó chú trọng phát triển trên nền tảng công nghệ như thanh tốn khơng dùng tiền mặt; cung cấp dịch vụ tài chính tới vùng nơng thơn và vùng cao. Việt Nam cũng là một trong nhóm 25 quốc gia ưu tiên tập trung cho các nỗ lực về phổ cập tài chính trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính, UFA) đến năm 2020 với mục tiêu sẽ giúp cho 2 tỉ người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tỷ lệ dân số Việt Nam

tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của hệ thống tài chính chính thức cịn rất thấp. Theo nghiên cứu của Cyn-Young và Rogelio, 2015) chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 đứng thứ 112 trên 176 quốc gia trên toàn thế giới. Nếu so sánh với các quốc gia đang phát triển tại châu Á, Việt Nam cũng là nước có chỉ số phát triển khiêm tốn, đứng thứ 22 trên 37 quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w