Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

3.3.1 Thành tựu

Phổ cập tài chính là một thành phần thiết yếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Phổ cập tài chính mang lại cơ hội tiếp cận hệ thống tài chính chính thức với mức chi phí hợp lý cho tất cả các thành phần của nền kinh tế, đặc biệt là nhóm dân cư yếu thế và đang sống ngồi rìa nền tài chính, từ đó ảnh hưởng tích cực đến vấn đề cơng bằng tài chính và phát triển các hoạt động kinh tế. Trong những năm qua,

Nhà nước đã xây dựng nhiều chiến lược và chương trình nhằm đẩy mạnh mức độ phổ cập tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã đạt một số thành tựu:

Thứ nhất, hệ thống NHTM và TCTD khá đông đảo đẩy mạnh khả năng tiếp

cận tài chính của SME

Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay khá đơng đảo, với 05 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 04 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vố nước ngồi, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho thuê tài chính và gần 1.100 quỹ tín dụng, NHNN,2017). Đa số các tổ chức tín dụng có trụ sở tại Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch phân bổ rộng khắp trên cả nước. Đây chính là nhà cung cấp nguồn vốn vay chính thức đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, tỷ lệ dư nợ tín dụng của SME tăng dần trong thời gian qua

Tỷ lệ dư nợ cho SME chiếm trung bình khoảng 22-25% tổng dư nợ cho vay tồn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2012-2017. Tính đến 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với SME đạt 1.292.182 tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng tồn nền kinh; hiện đã có trên 200.000 SME đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng, NHNN, 2017). Có thể thấy một số lượng khơng nhỏ SME đã phổ cập tài chính.

Thứ ba, sản phẩm/dịch vụ của TCTC cung cấp cho đối tượng khách hàng là

SME khá đa dạng

Tại Việt Nam, dịch vụ NH được cung ứng cho khách hàng bởi các tổ chức tín dụng, TCTD) bao gồm NH, tổ chức tín dụng phi NH, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Mỗi loại hình TCTD phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Các tổ chức và cá nhân có các nguồn thu nhập định kì ổn định và có khả năng tích lũy có thể tiếp cận tới tất cả các dịch vụ NH được cung ứng bởi các NH thương mại, NHTM). Đây là loại hình TCTD cung ứng dịch vụ NH đa dạng và đầy đủ nhất hiện nay. Ngoài các dịch vụ NH truyền thống, các NHTM không ngừng đa dạng dịch vụ NH và phi NH hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như tín dụng tiêu dùng, tín dụng hưu trí, tư vấn, bảo lãnh, bảo hiểm, các dịch vụ liên quan đến chứng khoán

Thứ tư,số lượng thẻ ngân hàng và số lượng máy AMTs, POS tăng mạnhtạo

điều kiện cho SME tiếp cận dịch vụ tài chính

Số lượng thẻ ngân hàng gia tăng với tốc độ nhanh qua các năm trong giai đoạn 2011-2016. Số lượng thẻ năm 2016 là 111 triệu thẻ tăng hơn 2,5 lần so với năm 2011 và tăng 20 triệu thẻ so với năm 2015, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2016. Điều đáng chú ý, thẻ nội địa luôn chiếm khoảng 90% tổng lượng thẻ phát hành toàn thị trường. Tuy nhiên, số lượng thẻ phát sinh giao dịch trên thực tế chỉ chiếm hơn một nửa số lượng thẻ đã phát hành và ước tính trung bình một người sở hữu 4 đến 5 thẻ ngân hàng6. Cạnh tranh giữa các tổ chức phát hành thẻ trong thờ gian qua đã thúc đẩy số lượng thẻ tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011-2016 là 23,5%/năm), Ngồi ra, chất lượng giao dịch khơng đi kèm sự gia tăng về số lượng thẻ khiến số lượng thẻ ảo tăng cao.

Theo IDG Việt Nam, tại Việt Nam, trung bình khoảng 1 máy POS/1.000 dân, thấp hơn nhiều so với 5 máy POS/1.000 dân tại Thái Lan hoặc 8 máy POS/1.000 dân tại Malaysia. Số lượng máy ATM và POS/EFTPOS/EDC tăng mạnh qua các năm nhưng hạ tầng kỹ thuật này chỉ tập trung tại các thành phố đã làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ nàycủa người dân tại các khu vực nông thôn.

Thứ năm, dịch vụ ngân hàng điện tử, mobile banking, mobile money, …)

được triển khai rộng rãi tạo điều kiện cho SME tiếp cận dịch vụ tài chính

NHTM ở Việt Nam bắt đầu triển khai mơ hình cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động là dịch vụ Mobile banking từ năm 2010. Đến nay có khoảng 45 ngân hàng triển khai dịch vụ này thành công. Theo khảo sát của Vnexpress, khách hàng sử dụng dịch vụ này chủ yếu là những người trẻ tuổi, từ 35 tuổi trở xuống) và sống ở khu vực thành thị, có tài khoản thanh tốn tại các NHTM. Cịn khách hàng ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo và đối tượng chính sách thì gần như chưa được tiếp cận nhiều với dịch vụ này, Vũ Hồng Thanh và Vũ Duy Linh, 2016).

Thứ sáu, đã có nhiều chương trình về phổ biến kiến thức tài chính nhằm nâng

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều NHTM và cơng ty tư vấn tài chính cũng đang triển khai nhiều chương trình về phổ biến kiến thức tài chính. Đối tượng mà các chương trình này hướng đến cũng rất đa dạng, từ học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học đến những người tiêu dùng với những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để giúp tham gia có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính. Hình thức tổ chức cũng rất phong phú lớp học ngoại khóa, gameshow, tọa đàm, video hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính và giới thiệu về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Tuy nhiên những chương trình này chưa đem lại hiệu quả cao, mới chỉ tập trung vào quảng bá là chính chưa thực sự vì mục tiêu tăng cường hiểu biết tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế.

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, phổ cập tài chính của SME Việt Nam cũng còn một số hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, khả năng tiếp cận tín dụng của SME qua hệ thống nhân hàng

thương mại còn hạn chế

Khả năng tiếp cận tín dụng của SME qua hệ thống các ngân hàng thương mại còn hạn chế, tỷ lệ dư nợ cho SME chiếm trung bình khoảng 22-25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2012-2017. Tính đến 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với SME đạt 1.292.182 tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng tồn nền kinh; hiện đã có trên 200.000 SME đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng, NHNN, 2017). SME vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, mật độ chi nhánh ngân hàng, hệ thống ATMs và POS còn thấp và

phân bổ không đều

Mặc dù hệ thống TCTC hiện nay ở Việt Nam gần như đã trải rộng khắp các vùng miền trên cả nước tuy nhiên tuy mật độ phân bổ đang còn thấp so với các quốc gia khác trên thế giới, Worldbank 2014). Số lượng chi nhánh ngân hàng, hệ thống

ATMs và POS ngày càng tăng tuy nhiên mật độ phân bổ cịn thấp và phân bổ khơng đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn hay các khu vực kinh tế phát triển đông dân cư đã làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ này của SME tại các khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

Hệ thống chi nhánh NH vẫn khá phổ biến song ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn giao dịch qua kênh trực tuyến hoặc bằng thiết bị di động. Trong khi các NHTM đã cung ứng các dịch vụ cho khách hàng theo cả hai kênh thì kênh truyền thống vẫn đang được sử dụng tại các TCTCVM, NH hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân do đặc thù địa bàn hoạt động tại các vùng sâu vùng xa, các hạn chế về nguồn vật chất và con người của các tổ chức này cho hiện đại hóa cơng nghệ.

Thứ ba, sản phẩm, dịch vụ TCTC cung cấp cho SME còn hạn chế, đặc biệt là

dịch vụ ngân hàng điện tử

Thứ tư, hiểu biết tài chính của người trưởng thành ở Việt Nam nói chung và

của SME cịn thấp

Theo kết quả khảo sát của S&P Global FinLit Survey, 2014 trên 140 nước), Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết tài chính thấp nhất, 24%). Bên cạnh đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ của SME chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 30%) trong tổng số lao động; cũng như nhân sự thuộc cấp quản lý doanh nghiệp đã qua đào tạo tài chính là khơng đáng kể. Hạn chế về hiểu biết tài chính cũng như trình độ đào tạo gây ra rào cản trong nhận thức về sản phẩm tài chính cũng như nhận thức đúng đắn về khả năng huy động vốn dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của SME cịn hạn chế.

Thứ năm, các chương trình phổ biến kiến thức tài chính chưa đem lại hiệu

quả cao

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều NHTM và công ty tư vấn tài chính cũng đang triển khai nhiều chương trình về phổ biến kiến thức tài chính. Đối tượng mà các chương trình này hướng đến cũng rất đa dạng, từ học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học đến những người tiêu dùng với những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để giúp tham gia

có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính. Hình thức tổ chức cũng rất phong phú lớp học ngoại khóa, gameshow, tọa đàm, video hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính và giới thiệu về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Tuy nhiên những chương trình này chưa đem lại hiệu quả cao, mới chỉ tập trung vào quảng bá là chính chưa thực sự vì mục tiêu tăng cường hiểu biết tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp hiện vẫn cịn khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân

hàng về thủ tục vay ngân hàng, tài sản thế chấp, tỷ lệ vốn vay của SME chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.

Thứ hai, phần lớn các SME có quy mơ nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài

chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản khơng minh bạch, chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ đã vay.. Đặc biệt, thủ tục tín dụng cịn rườm rà, phức tạp cũng là một trong những “rào cản” khiến TCTD chưa thể giải ngân.

Thứ ba, TCTD mặc dù có nguồn vốn ln sẵn sàng nhưng các TCTD cũng

gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của SME, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mới, đặc thù mà cịn nặng về tài sản đảm bảo cho khoản vay, khó khăn trong việc kiểm sốt dòng tiền của các SME khi cho vay vốn, vì khơng có thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp, khơng kiểm sốt được q trình mua bán, thanh tốn hàng hóa dẫn đến tâm lý e dè khi quyết định cho vay các SME. Bản thân các TCTD khi cho vay cũng cần phải thẩm định đầy đủ các điều kiện của các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn vốn.

Thứ tư, năng lực quản trị và khả năng tài chính của SME cịn hạn chế, báo cáo

tài chính chưa được kiểm tốn và thiếu cơng khai, minh bạch để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng quyết định cho vay dẫn đến khả năng tiếp cận vốn của SME thấp.

Thứ năm, một số TCTD chưa thực sự “mặn mà” đối với khách hàng SME,

hoạt động cao. Các TCTD chưa có các sản phẩm - dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng SME, các sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt.

Thứ sáu, hiểu biết tài chính và trình độ của nhân sự của SME đang còn thấp

Nhân lựa là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Khi nhà quản lý DN và các bộ phận khác có liên quan tới nhiệm vụ huy động vốn tín dụng thiếu kiến thức và hiểu biết sẽ trở thành “rào cản” khi DN tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng và TCTD.

Thứ bảy, chưa có sự triển khai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các chương

trình hỗ trợ doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương; chính sách bảo lãnh tín dụng cho SME còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trong trợ giúp SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, vì vậy chưa khuyến khích được các SME tìm đến và các TCTD cho vay có bảo lãnh của các tổ chức này.. Do đó, giải pháp tín dụng cho SME khơng chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp và các TCTD mà cịn cần các giải pháp mang tính tổng thể với sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ của nhiều Bộ ngành, địa phương và các giải pháp phát triển thị trường vốn.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ PHỔ CẬP TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

4.1 Định hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đến năm 2025

Mục tiêu của Nhà nước đến năm 2025, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, Khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp, TFP) đóng góp Khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng Khoảng 5%/năm. Hàng năm, có Khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo., Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ : Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 ngày 16/05/2016). Đến năm 2025, có ít nhất 1 triệu DN, 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động có hiệu quả, hằng năm có 30-35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Đồng thời, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.

Trong 3 năm, (năm 2018, 2019 và 2020) của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và kế hoạch tái cơ cấu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế 2016-2020 có ý nghĩa rất quan trọng đối với 15 năm phát triển tiếp theo, giai đoạn 2021-2035) của Việt Nam. Đây là giai đoạn chuyển mình từ một nền kinh tế tăng trưởng về lượng thiếu ổn định, dễ bị tổn thương và kém hiệu quả sang một nền kinh tế tăng trưởng về chất, có sức cạnh tranh cao nhờ vào hiệu quả sử dụng nguồn lực. Kỳ vọng năm 2018 sẽ khẳng định xu hướng mới: Kinh tế Việt Nam bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới với chất lượng cao hơn.

Hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w