Thực trạng phổ cập tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 55 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.1.1 Thực trạng phổ cập tài chín hở Việt Nam

Phổ cập tài chính có nghĩa là các cá nhân và SME có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ gồm giao dịch, thanh tốn, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm và được thực hiện một cách có trách nhiệm và bền vững, World Bank, 2017). Tiếp cận một tài khoản giao dịch là bước đầu tiên để phổ cập tài chính rộng rãi hơn vì nó cho phép mọi người lưu trữ tiền, gửi và nhận thanh tốn. Vì vậy trọng tâm của chương trình Sáng kiến Tiếp cận Tài chính của Ngân hàng Thế giới năm 2020, World Bank Group’s Universal Financial Access 2020) nhắm đến là mọi người trên tồn thế giới có khả năng tiếp cận tới tài khoản giao dịch. Phổ cập tài chính khơng những phục vụ cho cuộc sống hằng ngày mà cịn giúp các gia đình và doanh nghiệp lên kế hoạch từ mục tiêu dài hạn đến phòng ngừa sự cố khẩn cấp.

Vai trò và tầm quan trọng của phổ cập tài chính đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và của nền kinh tế nói chung đã được các quốc gia ghi nhận, vì vậy Chính phủ các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển, dành một sự ưu tiên đặc biệt để phát triển phổ cập tài chính. Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cũng khơng đứng ngồi xu thế trên. Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm Ngân hàng thế giới để xây dựng một chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính trong đó chú trọng phát triển trên nền tảng công nghệ như thanh tốn khơng dùng tiền mặt; cung cấp dịch vụ tài chính tới vùng nơng thơn và vùng cao. Việt Nam cũng là một trong nhóm 25 quốc gia ưu tiên tập trung cho các nỗ lực về phổ cập tài chính trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính, UFA) đến năm 2020 với mục tiêu sẽ giúp cho 2 tỉ người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tỷ lệ dân số Việt Nam

tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của hệ thống tài chính chính thức cịn rất thấp. Theo nghiên cứu của Cyn-Young và Rogelio, 2015) chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 đứng thứ 112 trên 176 quốc gia trên toàn thế giới. Nếu so sánh với các quốc gia đang phát triển tại châu Á, Việt Nam cũng là nước có chỉ số phát triển khiêm tốn, đứng thứ 22 trên 37 quốc gia.

Kinh tế - xã hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến ngoạn mục. Từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sau thống nhất đất nước, Việt Nam đã gia nhập đội ngũ những nước có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với qui mơ kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng, tương đương gần

200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015, Tổng cục Thống kê, 2016). Cùng với đó là thành tích xóa đói giảm nghèo đáng ghi nhận, theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo từ mức 60% giảm xuống 20,7% trong vòng 20 năm, 1990-2010), đồng nghĩa với việc đưa 30 triệu người thốt khỏi nghèo đói. Hiện tại, vẫn có hơn 9% hộ nghèo nếu áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều.

Biểu đồ 3.1: Chỉ số phát triển phổ cập tài chính của các nƣớc đang phát triển tại châu Á

Nguồn: Cyn-Young và Rogelio, 2015)

Một tỷ lệ đáng kể người dân Việt Nam khơng có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận chung và sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vẫn

cịn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực, tuy nhiên cũng đã có cải thiện đáng kể trong những năm qua. Dân số Việt Nam thangs 6 nawm 2018 là hơn 96 triệu người trong đó vẫn có 65% dân cư sống ở vùng nơng thơn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 7% của cả nước; 97% trong tổng số doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện là

1trong 25 quốc gia có 75% dân số khơng được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng; Chỉ khoảng 50% số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay của ngân hàng, WB, 2017). Theo dữ liệu Findex 2017, 31% số người trưởng thành và 20% số người nghèo có tài khoản ngân hàng chính thức; số liệu tương tự theo Findex 2014 tương ứng là 31% và 19%. Số người Việt Nam gửi tiền tiết kiệm tại một định chế tài chính chính thức tăng gần gấp đôi từ 8% năm 2011 lên 15% năm 2014, tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong năm 2017 cịn 14%; số khoản vay từ tổ chức tín dụng chính thức tăng lên 21% năm 2017 từ mức 18,4% năm 2014 và sử dụng thẻ ghi nợ tăng lên 27% năm 2014 từ 15% năm 2011, nhưng tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức 27% vào năm 2017; tỷ lệ người trưởng thành vay tiền của bạn bè vẫn giữ ở mức tương đối ổn định, khoảng 30%. Số lượng người trưởng thành sử dụng dịch vụ mobile money tăng từ 0% năm 2014 lên 3% năm 2017 (Global Findex, 2017).

Ở Việt Nam, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh trong những năm qua thơng qua mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Tính đến đầu năm 2018, hệ thống TCTD bao gồm 04 ngân hàng thương mại, NHTM) có vốn nhà nước chi phối, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank), 03 ngân hàng được NHNN mua lại, 02 ngân hàng chính sách, 28 NHTMCP, 27 TCTD phi ngân hàng, 01 ngân hàng hợp tác xã, 08 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 1166 Quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mơ. Tính riêng hệ thống NHTM, mạng lưới hoạt động tổng cộng là 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch (Ngân hàng nhà nước, 2018).

Bảng 3.1: Các chỉ số cơ bản về phổ cập tài chính Global Findex 2014

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên: Tất cả người trưởng thành, AD); nữ, F); dân số nông thôn, RU);người nghèo - 40% có thu nhập thấp nhất, PO); và ít được đi học – chỉ ở cấp tiểu học, LE)

Quốc gia Tài khoản tại

chính thức AD Campuchia 12,6 Trung 78,9 Quốc Indonesia 35,9 Malaysia 80,7 Philippines 28,1 Thái Lan 78,1 Việt Nam 30,9 Nguồn: Worldbank, 2015 Tính đến hết tháng 12/2016, tổng cộng cả nước có 17.472 ATM, 263.427 POS/EDC. Giá trị giao dịch qua ATM và POS tương ứng là 1.809 tỷ đồng và 250 tỷ đồng trong năm 2016. Các tổ chức tín dụng đã phát hành tổng cộng hơn 110 triệu thẻ nội địa và 7,8 triệu thẻ quốc tế, giá trị giao dịch qua thẻ tính riêng cho thẻ nội địa đã đạt 2.465 ngàn tỷ trong năm 2016.

Các ngân hàng Việt Nam cũng cùng nhau phát triển mạnh kênh cung cấp dịch vụ qua Internetbanking và Mobile banking. Tính đến hết năm 2016, tất cả các ngân hàng Việt Nam đã triển khai dịch vụ Internet banking và 35 ngân hàng thương mại cổ phần cung ứng dịch vụ Mobile Banking. Trong những năm qua, thanh toán qua Internet đạt tốc độ tăng trưởng từ 30-50% năm và giá trị giao dịch đạt 7,2 triệu tỷ đồng năm 2016.

Bên cạnh đó, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 20 tổ chức không phải là ngân hàng được triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử, là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thanh tốn được cung ứng bởi các công

ty công nghệ thông tin và viễn thơng tại Việt Nam. Giá trị giao dịch ví điện tử năm 2016 đã đạt 52600 tỷ đồng.

Các tổ chức phi chính thức đóng một vai trị quan trọng cho phổ cập tài chính

ở Việt Nam và là nơi cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất cho phân khúc thu nhập thấp. Dữ liệu từ Global Findex 2014 cho thấy 46,8% người trưởng thành đã vay tiền trong năm, trong đó chỉ có 18,4% có khoản vay từ một tổ chức tín dụng chính thức, thực tế này cho thấy khu vực chính thức chưa đáp ứng được nhu cầu và do vậy người dân phải tìm đến những nguồn phi chính thức. Hiện chỉ có bốn tổ chức tài chính vi mơ, MFIs) được cấp phép đang hoạt động ở Việt Nam. Mức độ bao phủ còn thấp và phần lớn độ bao phủ này là thông qua các MFIs chưa được cấp phép. Tuy nhiên, các MFIs đã có mặt ở những khu vực vùng sâu vùng xa, và có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Tăng trưởng vẫn còn hạn chế một phần do hiệu ứng chèn lấn từ các sản phẩm do VBSP cung cấp, nhưng một phần cũng có hạn chế về năng lực, tình trạng phụ thuộc cao vào nhà tài trợ và tình trạng chưa rõ ràng của các quy định liên quan đến yêu cầu về thuế và báo cáo.

Tuy tỷ lệ cung cấp dịch vụ tài chính ở nơng thơn hiện ở mức tương đương với tỷ lệ này ở khu vực đơ thị, nhưng vẫn cịn những chênh lệch đáng kể trong cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính ở khu vực nơng nghiệp. Trên 60 triệu người Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa), chiếm 52% lực lượng lao động. Việc cần phải cải thiện hơn nữa năng suất trong khu vực này và vai trị của tài chính trong việc hỗ trợ nơng dân áp dụng công nghệ hiệu quả hơn là rất quan trọng. Tài trợ cho nông nghiệp mới chỉ chiếm 10% danh mục cho vay của các ngân hàng Việt Nam mặc dù nông nghiệp chiếm 18% GDP và chiếm tỷ trọng lớn về việc làm.

Bảng 3.2: Điểm kiến thức tài chính từ dịch vụ xếp hạng của Standard & Poor’s khảo sát kiến thức tài chính tồn cầu

Nguồn: Worldbank, 2015

Bên cạnh đó, trình độ/kiến thức và năng lực tài chính của người dân cịn hạn chế, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dữ liệu từ khảo sát về mức độ kiến thức tài chính của Standard & Poor’s 2014 cho thấy Việt Nam xếp hạng thấp hơn phần lớn các quốc gia khác trong khu vực khi chỉ có 1/4 dân số được xếp hạng là “có hiểu biết tài chính”. Ở Việt Nam, chưa có chương trình giáo dục về tài chính hay chiến lược về tăng cường năng lực tài chính. Việc sử dụng thuật ngữ “năng lực tài chính” thay vì “kiến thức tài chính” là nhằm nhấn mạnh trọng tâm vào hỗ trợ hành vi tài chính tích cực bên cạnh việc chuyển tải thơng tin.

Thêm vào đó, khn khổ luật pháp và thể chế để bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính và cơ chế giám sát hoạt động này hiện vẫn ở giai đoạn phát triển non trẻ, còn chưa đồng bộ. Ngồi ra, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong khi những người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn được tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp thì nhóm đối tượng dân cư nơng thơn, vùng sâu, vùng xa lại khó tiếp cận tới nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w