Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi thu thập được tài liệu, ta tiến hành tổng hợp và xử lý thông tin. Đối với tổng hợp thông tin, cần phải tổng hợp lý thuyết và tổng hợp các số liệu thực tế.

* Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những

mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

+ Sắp xếp tài liệu theo thời gian và sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.

+ Làm tái hiện quy luật: đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, nêu lên những lý thuyết đã đưa ra.

+ Giải thích quy luật: cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, ta tiến hành đọc, nghiên cứu tất cả các văn bản, tài liệu liên quan đến phổ cập tài chính để rút ra những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những quan điểm của các chuyên gia, các nhà khoa học, những hạn chế bất cập được nêu ra để nắm vững vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp các số liệu th c tế

Để tổng hợp các số liệu, ta sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê, bảng thống kê, biểu đồ và đồ thị thống kê.

+ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Phân tổ thống kê được sử dụng để: nghiên cứu các loại hình kinh tế xã hội, (phân tổ phân loại), nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể, (phân tổ kết cấu), nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng, (phân tổ phân tích hay liên hệ)

Phân tổ thống kê được tiến hành theo quy trình sau: Xác định tiêu thức phân tổ, xác định số tổ cần thiết và phạm vi mỗi tổ, xác định các chỉ tiêu giải thích.

+ Bảng thống kê

Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê. Sử dụng bảng thống kê nhằm phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể, mô tả mối liên quan mật thiết giữa các số liệu thống kê, làm cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau một cách dễ dàng.

+ Biểu đồ và đồ thị thống kê

Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mơ tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Khác với bảng thống kê, đồ thị hay biểu đồ thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét hay màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh của hiện tượng cần nghiên cứu.

Từ các số liệu đã thu thập về mức độ phổ cập tài chính, thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như thông tin sơ cấp thu được qua điều tra khảo sát, có thể vẽ các loại đồ thị, biểu đồ như đồ thị kết cấu, đồ thị xu hướng biến động, đồ thị mối liên hệ, đồ thị so sánh, về hình thức có các loại đồ thị hình cột, hình trịn, đường gấp khúc.. để tiến hành tổng hợp số liệu.

* Phương pháp xử lý s liệu

Ta sử dụng các phương pháp phân tích bằng số tương đối, phương pháp chỉ số để xử lý số liệu.

- Phương pháp số tương đối: sử dụng phương pháp này để so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

- Phương pháp chỉ số, bao gồm:

+ Chỉ số cá thể: là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng chỉ tiêu để so sánh, đánh giá.

+ Chỉ số tổng hợp: là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều chỉ tiêu để phân tích, đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w