Tăng cường đào tạo tài chính cho doanh nghiệp SME

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 129 - 132)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nâng cao mức độ phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

4.2.3 Tăng cường đào tạo tài chính cho doanh nghiệp SME

Nghiên cứu khảo sát trình độ hiểu biết tài chính trên toàn thế giới cho thấy phần lớn người dân khơng có đủ kiến thức tài chính cần thiết bao gồm những kiến thức cơ bản về các sản phẩm và dịch vụ tài chính cũng như những rủi ro đi kèm. Sự thiếu hiểu biết về các kiến thức tài chính cơ bản đã cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn tài chính cần thiết cho quá

trình tăng trưởng của mình. Đây là vấn đề chung gặp phải tại cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này gây nên cho đời sống của người dân cũng như hoạt động của SMEs càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính liên tục diễn ra trong giai đoạn vừa qua.

Một trong những giải pháp cho vấn đề này là cần nâng cao hiểu biết về tài chính cho SMEs thơng qua hoạt động đào tạo tài chính. Về phía SMEs thì những kiến thức về quản lý doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ có thể triển khai quản lý doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Về phía chính phủ và các cơ quan quản lý thì hỗ trợ cho cá nhân và doanh nghiệp SMEs nâng cao trình độ quản lý tài chính là một hình thức bảo vệ cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo và duy trì sự ổn định tài chính cho nền kinh tế.

Đào tạo tài chính sẽ gia tăng khả năng của SME tiếp cận tài chính, financial inclusion) thơng qua việc triển khai các biện pháp khác nhau trong đó bao gồm đào tạo và giáo dục hiểu biết về tài chính để hướng tới mục tiêu cải thiện tình hình tài chính cũng như tình trạng kinh tế và xã hội, Atkinson, A. & Messy F., (2013). Tiếp cận tài chính khơng nghĩa là mọi SME được sử dụng mọi dịch vụ tài chính sẵn có mà là từng người dân đều có cơ hội dùng những dịch vụ đó. Hoạt động đào tạo tài chính bao gồm nâng cao trình độ hiểu biết tài chính và hình thành năng lực hành vi tài chính của những nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội trong đó có doanh nghiệp SMEs là trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng bển vững của nhiều quốc gia. Tuy nhiên để đào tạo tài chính hiệu quả cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chiến lược chung của quốc gia. Để làm được điều này thì điều quan trọng là cần phải xác định rõ nhóm đối tượng mục tiêu và những đặc điểm riêng của người học.

Giải pháp triển khai hoạt động đào tạo tài chính cho doanh nghiệp SME nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính của nhóm đối tượng này như sau:

Thứ nhất là cần xây dựng và triển khai chiến lược cụ thể về đào tạo tài chính,

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia có thể thấy việc xây dựng các chương trình ĐTTC cụ thể cho doanh nghiệp SME sẽ hiệu quả hơn trên cơ sở có được một định hướng chung thống nhất và được xây dựng thành một chiến lược chung về PCTC.

Mặc dù xây dựng và triển khai một chiến lược về đào tạo tài chính là quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nhận thức rõ về điều này chủ yếu chỉ dừng ở phía các quốc gia phát triển. Một điểm đáng lưu ý là việc xây dựng và triển khai một chiến lược về đào tạo tài chính hiện vẫn ít được các nước đang phát triển quan tâm thực hiện. Mặc dù đào tạo tài chính cá nhân ở cấp quốc gia đã được các chính phủ những nước này thơng qua các cơ quan quản lý tài chính của mình để tiến hành ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung phần lớn các chương trình đào tạo tài chính cá nhân này vẫn chỉ mới được thực hiện trên quy mô nhỏ và hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu mà khơng phải cho đơng đảo người dân, các chương trình đào tạo tài chính cá nhân thường thực hiện riêng rẽ, thiếu sự thống nhất và liên kết chung.

Thứ hai là cần xây dựng khung pháp lý và thiết lập cơ quan điều phối hoạt

động đào tạo tài chính.

Kinh nghiệm của các quốc gia triển khai hoạt động đào tạo tài chính phổ cập cho người dân trong đó có doanh nghiệp SME cho thấy cần có những văn bảnpháp luật làm cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động này. Cụ thể như hoạt động đào tạo tài chính quốc gia có thể được điều chỉnh bởi cơ sở pháp lý cao nhất là Luật vốn là căn cứ để xây dựng các chiến lược quốc gia cụ thể. Ví dụ như ở Mỹ có Luật giao dịch tín dụng chính sách và cơng bằng năm 2003 quy định việc thành lập Ủy ban phổ biến kiến thức tài chính, hay Luật bảo vệ người tiêu dùng tài chính Hàn Quốc giao nhiệm vụ đào tạo kiến thức tài chính cho Chính phủ.

Mặt khác để các chương trình đào tạo tài chính cá nhân phát huy tối đa lợi ích của mình thì cần phải kết hợp các hoạt động đào tạo tài chính cá nhân của các cơ quan quản lý tài chính nhà nước với những tổ chức tư nhân cung cấp dịch vụ này. Nguyên nhân là do tại một số quốc gia thì việc thiết kế và triển khai các chương trình hay chính sách liên quan đến đào tạo tài chính phổ cập do các cơ quan chính phủ như Ngân hàng trung ương, NHTW) hay các cơ quan quản lý tài chính thực

hiện. Tại các quốc gia đang phát triển những chương trình đào tạo kiểu này đặc biệt hiệu quả và các chủ doanh nghiệp SME thường thấy có ích nhất là từ các chương trình đào tạo phổ cập tài chính, Cho and Honorati, 2013).

Thứ ba là cần thiết kế các chương trình đào tạo tài chính phù hợp

Khi triển khai các chiến lược quốc gia về đào tạo tài chính tồn dân nói chung và cho các doanh nghiệp SME nói riêng thì kinh nghiệm các nước cho thấy sự cần thiết phải xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho các nhóm đối tượng mục tiêu. Cụ thể khi thiết kế chương trình đào tạo tài chính cho doanh nghiệp SME cần phải giải quyết những câu hỏi cơ bản như, i) đánh giá trình độ của nhóm đối tượng mục tiêu của chương trình;, ii) xác định những thời điểm nhóm đối tượng thường có nhu cầu tiếp cận tới những vấn đề tài chính và ra các quyết định liên quan đến tài chính;, iii) địa điểm tổ chức hoạt động đào tạo tài chính;, iv) phương thức tổ chức đào tạo tài chính để có được hiệu quả tối đa;, v) cách thức đo lường tính hiệu quả của chương trình đào tạo tài chính để nếu cần thiết có thể điều chỉnh nội dung chương trình. Trong những câu hỏi nêu trên thì đánh giá trình độ nhóm đối tượng mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng theo đó cần xác định rõ mức độ hiểu biết tài chính cũng như kỹ năng tài chính của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w