Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 60 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.1.2 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Kết hợp hai tiêu chí phân loại SME theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nhìn chung có sự tương đồng về quy mô vốn và quy mô lao động. Các doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ và nhỏ về lao động ln chiếm tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ về vốn. Tương tự, các doanh nghiệp có quy mô lớn về lao động cũng thường là các doanh nghiệp có quy mơ lớn về vốn. Tuy nhiên, có sự khác biệt về

các doanh nghiệp có quy mơ vừa về vốn và quy mô vừa về lao động. Các doanh nghiệp có quy mơ vừa về vốn lại chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ về lao động, 95,40%). Tương tự, có đến 45,95% các doanh nghiệp có quy mơ vừa về lao động lại là các doanh nghiệp có quy mơ lớn về vốn.

Bảng 3.3: Sự tƣơng thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2015

la o pt he o Siêu nhỏ ng hi Nhỏ do an h Vừa m ô độ ng Q u y Lớn Tổng cộng

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2016 Tuy doanh nghiệp vừa và nhỏ, SMEs)

có quy mơ nhỏ nhưng qua các nguyên cứu của các chuyên gia và nhà quản lý tại Việt Nam và các nước đều thừa nhận rằng các SMEs có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Đặc điểm SME Việt Nam:

Tuổi của các doanh nghiệp

Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số năm hoạt động tương đối phân tán. Theo kết quả khảo sát của CIEM và Worldbank, khoảng một nửa số doanh nghiệp đã hoạt động trên 10 năm. Số còn lại, khoảng 20 % số doanh nghiệp, đã đi vào hoạt động trong khoảng 5 đến 10 năm. Một phần nhỏ còn lại, khoảng 10

Lao động

Kết quả điều tra doanh nghiệp 2016 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thầy chỉ có khoảng 10 phần trăm số doanh nghiệp có nhiều hơn 50 lao động trong khi phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam, 97%) là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngành nghề kinh doanh

Với quy mô vốn hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng và dịch vụ hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Tại Việt Nam có 57 % các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi chỉ có 12 phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, Tổng cục thống kê, 2016).

Quy mơ vốn

Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mơ cịn tương đối khiêm tốn đúng như cách phân loại chúng. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn hoạt động ở mức dưới 10 tỷ đồng. Cứ 10 doanh nghiệp thì chỉ có 1 đến 2 doanh nghiệp có quy mơ trên 10 tỷ đồng, VCCI, 2017). Quy mơ vốn nhỏ có thể sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đầu tư vào những chiến lược kinh doanh dài hạn, và phát triển công nghệ. Song mặt khác, quy mô vốn nhỏ cũng là một lợi thế khi doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi cơ cấu tài sản hay chuyển đổi hướng kinh doanh.

Cơ cấu tài sản

Với đặc điểm vốn đầu tư ban đầu thường khơng lớn, tài sản chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là hàng tồn kho và vốn dùng luân chuyển trong kinh doanh, khoảng 50 %) kế đến là thiết bị, máy móc, dưới 35 %) và cuối cùng là bất động sản, trên 15 %), CIEM và Worldbank). Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và cơng nghệ. Đây chính là khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng hay các quỹ hỗ trợ tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh vì đa phần địi hỏi phải có tài sản thế chấp. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tầm nhìn của doanh nghiệp

Mặt bằng trình độ quản lý tài sản, quản lý vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp khơng chứng minh được đầu vào ổn định, đầu ra bền vững, mang lại nguồn thu đảm bảo khả năng trả nợ. Kế hoạch kinh doanh cịn mang tính tự phát, thời vụ chứ chưa có tính chiến lược và thiếu các phương án dự phịng rủi ro. Cứ hai doanh nghiệp thì có một đang hoạt động hoặc cầm chừng hoặc ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh. Chỉ có hơn 1/3 số doanh nghiệp đã hoạt động ổn định tại điểm hòa vốn và hơn 13 % số doanh nghiệp đã hoạt động ở mức sinh lãi kỳ vọng, CIEM, 2015). Có đến gần 57 % số doanh nghiệp khơng xây dựng phương án dự phịng rủi ro trung dài hạn và gần 75 % số doanh nghiệp khơng xây dựng phương án dự phịng cho các rủi ro tiềm ẩn ngắn hạn, CIEM, 2015).

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội cụ thể như sau:

Thứ nhất, SMEs đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế

Không chỉ SMEs tại Việt Nam mà tại các nước đề đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Số liệu thống kế chỉ ra rằng trong năm 2000, SMEs đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, nếu tính cả hợp tác xã, trang tại và hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp đến tăng trưởng GDP là 60%. Đến năm 2015, mức đóng góp của doanh nghiệp dân doanh, khu vực tư nhân và hộ cá thể vẫn duy trì ở mức 43,2% của GDP. Khu vực SMEs luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế dù khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Sự đóng góp này của SMEs là đáng kể, đẩy mạnh hoạt động SMEs có hiệu quả là nền tảng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Thứ hai, SMEs giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động,

làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo

Đặc điểm chung của SMEs sử dụng ít vốn nhưng nhiều lao động. Điều này cũng phù hợp với trình độ sử dụng cơng nghệ của SMEs. Không chỉ Việt Nam mà ở các nước như Singapore trong 10 lao động thì có 7 người làm việc cho SMEs (Elango Rengasamy, 2016). Năm 2015 tại Việt Nam, số lao động thủ công, nghề đơn giản, mua bán chiếm đến 76,8% trong tổng số lao động (Niên giám thống kê, 2015), đa số các lao động này làm việc trong SMEs. Chính vi vậy SMEs đã tạo ra

nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.

Thứ ba, khu vực SMEs huy động được nguồn lực trong dân cư

Lượng vốn tồn tại trong dân cư rất lớn, chưa kể các bất động sản chưa đưa vào khai thác kinh doanh. Nếu có cơ chế phù hợp thì các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được khai thác để tạo ra của cải vật chất và đem lại lợi nhuận cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Từ đó đến nay, các nhà quản lý và các nhà kinh tế đều thừa nhận và nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp. Với phần lớn các doanh nghiệp tại các quốc gia là SME thì vai trị của khu vực này đóng vai trị quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Thứ tư, SMEs góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường

Tính linh hoạt của của SMEs đã tạo ra tính năng động của nền kinh tế. Việc chuyển đổi nhanh chóng nhằm lấp các khoảng trống của thị trường đã nói lên vai trị ổn định kinh tế của các SMEs. Tại Việt Nam, khi chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường từ những năm 1986, vai trị của các hộ nơng dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhanh chóng thúc đẩy khai thơng thị trường, hạ nhiệt nền kinh tế, góp phần giảm lạm phát của Việt Nam từ 184% về mức mức lạm phát dưới 2 con số cho đến nay. Sự năng động đó đã được tổng kết trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, vấn đề hiện nay là khai thơng chính sách để phát huy các nguồn lực trong dân cư, phát triển các SMEs nhằm trở thành động lực mới của nền kinh tế.

Thứ năm, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt

với khu vực nông thôn

SMEs thường chọn các “khoảng trống” của thị trường làm lĩnh vực hoạt động, nên khả năng bao phủ là rất lớn. Vì qui mơ và vốn nhỏ nên SMEs thường chọn ngành dịch vụ, thương mại hoặc ngành xây dựng hoặc sửa chữa, bảo dưỡng. Cách lựa chọn lĩnh vực hoạt động như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế tạo và nơng lâm ngư nghiệp. Ngồi ra, SMEs tạo điều kiện để chuyển đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý. Việt Nam cũng không ngoại lệ, kinh tế nông thôn Việt Nam đã dịch chuyển sang công

nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ nơng nghiệp ngày càng phát triển. Đây chính là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nơng thơn góp phần chuyển dịch nền kinh tế cả nước.

Thứ sáu, SMEs là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo, rèn

luyện các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp đối tượng này làm quen với môi trường kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp lớn đều xuất phát từ những doanh nghiệp khởi nghiệp có qui mơ cực nhỏ. Có thể nói SME là nơi khởi phát tinh thần doanh nghiệp, nơi đào tạo và cho ra đời những doanh nghiệp và doanh nhân góp phần đem lại sự thay đổi sâu sắc đối với nền kinh tế.

3.1.2. Thực trạng phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì SME là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trị quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… SME chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, SME đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, thu hút hơn 5 triệu việc làm và đóng góp 20% kim ngạch xuất khẩu (Yoshino and

Wignaraja, 2015). Nhìn chung, SME thu hút khoảng 70 % tổng số lao động đang làm vệc trong các doanh nghiệp, SME và doanh nghiệp lớn). SMEs đóng góp khoảng 50% vốn và 60 % tài sản của khối doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2015.

Số lượng SME có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2015, từ khoảng 45 nghìn doanh nghiệp năm 2006 tăng lên hơn 200 nghìn vào năm 2015, tăng 2,6 lần so với năm 2016). Tốc độ tăng trưởng về số lượng của SME trung bình đạt mức xấp xỉ 14% mỗi năm. Trong giai đoạn 2006 – 2011, tốc độ tăng trưởng của SME trung bình đạt 19%, nhưng tỷ lệ tăng trưởng trong những năm 2012 – 2015 chỉ cịn khoảng 2% cho thấy những khó khăn mà SME gặp phải trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong năm 2015, có sự chuyển biến tích cực đến từ sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp siêu nhỏ.

80 70 60 50 40 30 20 10 0 2006

Biểu đồ 3.2 : Sự đóng góp của SMEs đối với khối doanh nghiệp Việt Nam, 2006 – 2015, (%)

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2006 – 2015 Doanh nghiệp, đặc biệt SME,

xác định cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng. Kết quả khảo sát doanh nghiệp của IFC, Ngân hàng Thế giới, (2009) cho thấy trên 90% SMEs có tài khoản tại một tổ chức chính thức và gần 50% có khoản vay cịn dư nợ. Tuy nhiên, theo báo cáo của khảo sát, tài sản thế chấp tính theo tỷ lệ phần trăm của khoản vay ở mức rất cao, (218%), cho thấy những hạn chế về năng lực như thiếu dữ liệu tín dụng đáng tin cậy. Báo cáo cua VCCI, (2014) đã đưa ra so liệu thống kê những khó khăn chủ yếu trong tiếp cận vốn cua SME bao gồm: khó khăn trong việc xin được phê duyệt của ngân hàng, (66,7%), SME thiếu các tài sản bảo lãnh, (8,3%), các quy định của Chính phủ đối với các khoản vay ưu đãi còn phức tạp, (8,4%), tiềm năng trả nợ kém, (8,3%) và các nguyên nhân khác, (8,3%). Kết quả là, nhiều MSEs không thể tiếp cận vốn vay chính thức do khơng đáp ứng u cầu về tài sản và tài sản thế chấp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/4/2017, Việt Nam có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó SMEs chiếm khoảng 97%, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Trong đó, khu vực SMEs có quy mơ vốn nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, hiện chỉ có khoảng một phần ba SMEs, (chưa đến 36%) trong số các doanh nghiệp

đang hoạt động tiếp cận được vốn ngân hàng. Theo kết quả thống kê, số lượng doanh nghiệp lớn giảm, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng mạnh là phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Xuất phát từ Việt Nam có một thời gian dài trải qua chiến tranh, đổi mới phát triển. Do đó, các điều kiện về nguồn lực, con người, vốn, khoa học kỹ thuật, đầu tư còn nhiều hạn chế, năng suất chất lượng nền kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng, (Việt Nam xếp hạng 60 trên

138nền kinh tế về chỉ số năng lực cạnh tranh). Xu hướng tăng doanh nghiệp vừa và

nhỏ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.

140 120 100 80 60 40 20 0 2006 Biểu đồ 3.3: Số lƣợng SME, 2006 – 2015

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2006 – 2015 Một nghiên cứu do Tổ chức

Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, (JETRO) thực hiện, 2017) cho thấy các SME ở Việt Nam đã gặp phải các rào cản khác nhau, trong đó ba trở ngại chính là thiếu khả năng tiếp cận tài chính, sự thiếu hiệu quả hỗ trợ của chính phủ và năng lực kinh doanh hạn chế. Những trở ngại này đã cản trở sự phát triển của các SME tại Việt Nam.

Có thể thấy được mức độ phổ cập tài chính của SME Việt Nam đang cịn thấp. 3.1.3.1 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của SME

hàng luôn quan tâm đến năng lực vay nợ của khách hàng nhằm gia tăng doanh số cho vay và mang lại thu nhập lãi vay cho ngân hàng khi quyết định cho vay, Tirole, 2006). Khả năng vay nợ phần nào phản ánh sự bị động của doanh nghiệp trước sự lựa chọn và phán quyết của người cho vay.

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong suốt ba thập kỷ qua rơi vào khoảng 7%/năm. Trong đó doanh nghiệp là bộ phận quan trọng đóng góp vào GDP. Ngày nay, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ để trao đổi và tối đa hóa lợi nhuận, nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì vốn là yếu tố tiên quyết. Để đáp ứng yêu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, các SME thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các đinh chế tài chính, người lao động,…Tuy nhiên, nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng ln là nguồn huy động vốn phù hợp nhất đối với SME vì sự linh động về lượng vốn vay và thời gian vay vốn.

70 60 50 40 30 20 10 0

Thu nhập thấp thu nhập dưới trung Thu nhập trên trung

Biểu đồ 3.4: Mức tín dụng trung bình của doanh nghiệp, (%)

Nguồn: Sembiring và Purwanti, (2012)

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 của Ngân hàng Thế giới, Chỉ số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đo lường mức động phổ cập tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 60 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w