Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính của Cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế hoàng anh gia lai (Trang 73)

2.4.1 Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô đang thay đổi rất nhanh. Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt, q trình tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang đe dọa tất cả các ngành kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa nghề, đa mục tiêu như Công ty Hoang Anh Gia Lai thì càng bị ảnh hưởng lớn.

Hiện nay vấn đề tác động nhanh, mạnh đến Công ty là lãi suất và lạm phát. Lãi suất và lạm phát cao đang trở thành một gánh nặng cho Công ty, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm trở lại đây. Thực tế hiện nay, Công ty đang rất thiếu vốn sản xuất kinh doanh để duy trì sản xuất cũng như thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Dù Ngân hàng nhà nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ nhưng việc tiếp cận mức lãi suất thấp cịn rất khó khăn, phần lớn Công ty phải chi trả lãi suất cao hơn mức niêm yết của các ngân hàng. Ngày cả khi chấp nhận vay vốn với lãi cao hơn nhưng thời gian vay vốn ngắn khiến Cơng ty khó quay vịng vốn.

Thứ hai, Pháp luật và chính sách nhà nước

Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho Cơng ty như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, khó khắn nhất cho Công ty là thiếu vốn

sản xuất kinh doanh. Điều kiện cho vay vốn còn chưa phù hợp với thực trạng tại Công ty, và việc đáp ứng các điều kiện vay vốn rất khó khăn, khơng được nợ thuế q hạn, không nợ lãi suất quá hạn

Thứ ba, Môi trường thuế và quy định về khấu hao tài sản cố định

Đối với Công ty, nếu thu nhập chịu thuế thấp sẽ tiết kiệm được thuế, do vậy Cơng ty có xu hướng đưa khấu hao và lãi vay lớn vào chi phí để tiết kiệm thuế, tuy nhiên, chi phí lãi vay và khấu hao lại bị hạn chế vởi các quy định của Nhà nước. Trong khi đó, Cơng ty lại sở hữu rất nhiều tài sản cố định có giá trị lớn. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ cho Cơng ty và việc quản lý thuế của Nhà nước.

2.4.2 Các nhân tố chủ quan

(i) Năng lực và quyết định của nhà quản trị

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác động rất lớn bởi năng lực của nhà quản trị. Nhà quản trị có năng lực chuyên mơn tốt sẽ nhìn nhận đúng mức về rủi ro tài chính mà Cơng ty có thể gặp phải, đề ra được những chiến lược phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài chính, ngược lại nếu năng lực của nhà quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh giá chính xác mức độ tác động cũng như các giải pháp đưa ra không phù hợp sẽ tác động rất lớn tới chi phí bỏ ra, kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các quyết định tài chính được nhà quản trị đưa ra cũng cần đặt trong bối cảnh tính đến những rủi ro mà cơng ty có thể gặp phải, Cơng ty đang có hệ số nợ cao nên cân nhắc việc huy động vốn từ việc phát hành vốn chủ sở hữu hay vay nợ, việc vay nợ một mặt có thể gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ tuy nhiên khi có sự biến động của dịng tiền của Cơng ty thì rủi ro về mất khả năng thanh khoản sẽ tăng cao.

(ii) Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự khác biệt này thể hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, vòng quay vốn, những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Cơng ty hoạt động trong lĩng vực nông nghiệp

thơng thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinh doanh lớn do vậy sẽ đa dạng hóa nguồn huy động, có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay.

(iii) Chính sách tài chính của Cơng ty

Các chính sách tài chính của Cơng ty đặc biệt các chính sách tài chính chiến lược dài hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách phân phối lợi nhuận mà Công ty theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính có thể gặp phải.

Cơng ty đang theo đuổi sự gia tăng quy mơ kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợ vay với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay làm hệ số nợ tăng cao, nhu cầu dòng tiền chi trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậy cũng đẩy rủi ro tài chính của Cơng ty tăng cao. Chỉ cần biến động của một biến cố trong môi trường kinh doanh làm mất cân đối dịng tiền khiến Cơng ty dễ lâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính, khó khăn trong cân đối dịng tiền.

Chính sách đầu tư của Cơng ty cũng là một chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh tới rủi ro tài chính của Cơng ty, việc đẩy mạnh đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính cao hơn việc mở rộng kinh doang những ngành nghề truyền thống. Việc tích hợp, phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho Cơng ty.

2.5 Đánh giá chung về cơng tác quản lý tài chính ở cơng ty

2.5.1 Các kết quả đạt được

- Xây dựng được hình thức sổ kế tốn, qua đó giúp quản lý công tác quản lý tài chính;

- Đấy mạnh hoạt động kinh doanh, các khoản phải thu từ khách hàng tăng trong giai đoạn 2016-2018, chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu;

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Cơng ty tuy vẫn cịn thấp, nhưng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2018;

- Vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng dần, nhất là trong năm 2018; - Khả năng trả lãi vay cũng không ngừng được nâng cao;

- Hiệu quả sử dụng tài sản không ngừng được nâng cao;

- Cơng tác phân tích tài chính ngày càng hiệu quả. Đặc biệt năm 2018, trước tình trạng thua lỗ năm 2016 nhưng nhờ những chính sách đầu tư đúng đắn qua cơng tác phân tích tài chính của Cơng ty mà trong năm này hoạt động kinh doanh đã có lãi, lợi nhuận thuần đạt gần 1.000 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, từ đó tạo động lực phát triển cho q trình hoạt động của Cơng ty

2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

a. Những vấn đề còn tồn tại

Trong những năm trở lại đây, cơng tác quản lý tài chính của Cơng ty đang ban lãnh đạo hết sức quan tâm và cũng đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại sau:

Thứ nhất, Cơng tác lập kế hoạch tài chính

- Hiện tại, Cơng ty đang áp dụng hình thức kế tốn là hình thức kế tốn chung, hình thức này có nhược điểm là Cơng ty có thể sẽ được ghi vào Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng nhiều lần, do đó cần có sự kiểm tra loại bỏ nghiệp vụ trùng trước khi phản ánh vào Sổ Cái;

- Hình thức tại cơng ty là cơng ty mẹ - cơng ty con; do đó việc hợp nhất sổ báo cáo tài chính gặp nhiều khó khăn. Dó đó, khơng có lợi thế thương mại trong việc phát sinh từ việc hợp nhất.

Thứ hai, Công tác quản lý thu chi.

- Tỷ lệ các khoản phải thu của Công ty hiện đang rất thấp; các khoản nợ khó địi ngày càng cao

- Khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty ngày càng giảm sút, do việc giảm sút nguồn vốn chủ sở hữu;

Thứ ba, Công tác quản lý vốn của Công ty

- Sức sinh lời của đồng vốn ngày càng sụt giảm diễn biến thất thường điều này phản ánh hiệu quả của công tác quản lý vốn, khả năng huy động nguồn tiền mặt ngày càng không cao;

- Giá trị tài sản vẫn đang còn thấp so với vốn chủ sở hữu; - Hiệu quả sử dụng vốn vay còn chưa cao.

Thứ tư, Công tác quản lý tài sản của Công ty

- Tài sản của Công ty vẫn đang vận động chậm, số vòng quay của tài sản thấp, suất hao phí của tài sản để tạo ra doanh thu chưa cao;

- Sức sinh lời của tài sản cịn thấp, và đang có dấu hiệu giảm trong những năm qua; bên cạnh đó số vịng quay của tài sản lại chưa cao. Do đó, nguồn vốn bị ứ đọng tại cơng tác này rất lớn, làm cho khả năng thanh khoản của Công ty giảm sút;

- Việc sử dụng tài sản còn chưa hiệu quả, phản ánh của chỉ tiêu suất hao phí của tài sản cịn rất cao, điều này thể hiện phải sử dụng tài sản với công năng lớn nhưng lại không tạo ra nguồn lợi tương xứng.

Thứ năm, Cơng tác phân tích tài chính

- Cơ cấu tài chính chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh

- Thị trường bán hàng đang được khai thác khá rộng mở, song vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng;

- Khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cịn bị động do đó việc tăng cường huy động nguồn vốn thường xuyên của Công ty là hết sức cần thiết

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Kế toán kiêm quá nhiều công việc ảnh hưởng đến chất lượng công việc, lẫn lộn trong hạch tốn

- Cơng ty chưa thực hiện được cơ chế tự chủ tài chính - Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty chưa chặt chẽ

Nguyên nhân khách quan

- Do hình thức cơng ty là cơng ty mẹ - cơng ty con, có nhiều khó khăn trong quản lý, hợp nhất

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày về thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại Cơng ty Cổ phần Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai. Qua đó cho thấy Cơng ty đã và đang tích cực, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính trên các nội dung như: quản lý sổ kế tốn, phân tích tình hình tài chính cơng ty, nguồn vốn,… Học viên đã đánh giá những mặt đạt được cũng như những mặt hạn chế của của q trình quản lý tài chính của cơng ty. Kết quả rút ra từ việc đánh giá này sẽ là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở chương sau.

CHƯƠNG 3 HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NƠNG NGHIỆP QUỐC TẾ HỒNG ANH GIA LAI

3.1 Chiến lược phát triển của công ty

3.1.1 Định hướng phát triển chung a. Chiến lược kinh doanh a. Chiến lược kinh doanh

Sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để tiết kiệm tài nguyên và tạo a sự khác biệt;

- Định vị là Công ty nông nghiệp đẳng cấp khu vực Châu Á và hàng đầu tại Việt Nam; - Sản phẩm chủ lực là cao su, chuối, thanh long, xồi, mít, bưởi. Từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp

- Lợi ích cốt lõi cho khách hàng là sự an tâm đối với sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu HAGL Agrico bởi tính rõ ràng và minh bạch trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

b. Mục tiêu phát triển bền vững

- Tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đơng và nhà đầu tư;

- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và chia sẻ cho cộng đồng xã hội các giá trị lợi ích mà mình thu được từ hoạt động đầu tư và kinh doanh;

- Tạo việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương.

3.1.2 Định hướng trong cơng tác quản lý tài chính

- Đầu tư nông nghiệp, tái tạo tài nguyên: Nhận thức sâu sắc tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, trong quá trình sản xuất kinh doanh hướng tới các giá trị vững bền, HAGL tập trung đầu tư và khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên tái tạo. Thực tế trong những năm qua HAGL đã huy động tổng lực cho việc trồng cây cao su, cọ dầu, mía đường, bắp… biến những khu rừng khộp thành những nơng trại, góp phần cải thiện đáng kể môi trường và đời sống của người dân bản địa.

HAGL ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như vận hành hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel, lập nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân tích thành phần dinh dưỡng đất… Những nỗ lực cải tiến này đã góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, hạn chế xói mịn, bạc màu đất, giảm thiểu ơ nhiễm, tiết kiệm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế.

- Cây công nghiệp: Trong những năm gần đây, giá cao su thế giới và trong nước giảm sâu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Tập đoàn. Đứng trước bối cảnh đầy thử thách này, HAGL đã trồng các loại cây cơng nghiệp ngắn hạn, trung hạn khác như mía đường, cọ dầu, bắp, một số loại cây khác… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”. Trong năm 2016 HAGL sẽ bắt đầu khai thác chế biến cọ dầu và một số loại cây ăn quả.

- Chăn nuôi: Từ cuối năm 2014, HAGL đã chính thức bắt tay đầu tư chăn ni bị

quy mô công nghiệp với nguồn giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand nuôi tại Việt Nam, Lào. Hướng đến mục tiêu tạo ra dòng sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm, HAGL đã xây dựng mơ hình chăn ni bị tn thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Với ưu thế về quỹ đất lớn để trồng cỏ, tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có dồi dào từ cây bắp, cọ dầu, phụ phẩm mía đường cũng như việc áp dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp như hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel, cắt cỏ, chế biến, pha trộn thức ăn bằng máy móc... sản phẩm của HAGL có giá cạnh tranh trên thị trường.

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại CTCP Nơng Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai

3.2.1 Giải pháp hồn thiện cơng tác lập kế hoạch tài chính

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài khóa

trong trung hạn.

Thơng qua việc xây dựng sổ tay hướng dẫn kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn, cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về quy trình, phương pháp phân tích các báo cáo; quy trình, phương pháp dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự báo chính sách tài khóa cũng như dự báo nguồn lực tài chính cơng trong trung hạn là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo các chỉ tiêu

kinh tế - xã hội, dự báo tài khóa trong trung hạn. Việc triển khai thực hiện kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn đã giúp cho việc phân bổ chi nguồn vốn của Công ty trọng tâm hơn, quản lý và sử dụng nguồn lực của Công ty thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Ban lãnh đạo Cơng ty mà đại diện là Phịng kế hoạch cần nghiên cứu xác định và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trung hạn cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tính tốn và xác định các cân đối lớn về nguồn lực phát triển của Cơng ty. Phịng Kế tốn phối hơp với phịng Kế hoạch cùng xây dựng dự toán nguồn vốn hàng năm, tập trung tính tốn và dự báo nguồn vốn trong giai đoạn trung hạn, xác lập bảng cân đối kế toán, xác định mức trần nguồn vốn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế hoàng anh gia lai (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)