Đơn vị tính: tỷ VNĐ
STT Chỉ tiêu
Năm Năm 2018 so với năm
2016 2017 2018 2016 2017
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 35.468,25 32.282,18 48.111,00 12.642,75 36% 15.828,82 49%
1 Nguồn tài trợ thường xuyên 29.343,27 25.679,97 34.343,00 4.999,73 17% 8.663,03 34%
- Nguồn vốn chủ sở hữu 10.483,99 10.151,77 16.180,00 5.696,01 54% 6.028,23 59%
- Nợ dài hạn 18.859,28 15.528,20 18.163,00 -696,28 -4% 2.634,80 17%
2 Nguồn tài trợ tạm thời (Nợ ngắn
hạn) 6.124,98 6.601,20 13.136,00 7.011,02 114% 6.534,80 99%
3 Hệ số tài trợ thường xuyên 0,83 0,8 0,71 -0,12 -14% -0,09 -11%
4 Hệ số tài trợ tạm thời 0,17 0,2 0,29 0,12 68% 0,09 43%
5 Hệ số VCSH so với nguồn vốn
thường xuyên 0,36 0,4 0,47 0,11 31% 0,07 18%
6 Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên
so với tài sản dài hạn 1,02 0,92 0,83 -0,19 -19% -0,09 -10%
7 Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với
hữu.. Do đó, việc gia tăng nguồn vốn thường xuyên cho Công ty thông qua tăng
nguồn vốn chủ sở hữu hạn chế gia tăng nợ dài hạn là hết sức cần thiết đối với Cơng ty, một mặt tiết kiệm được chi phí lãi vay khi lãi suất tín dụng đang ở mức cao, việc huy động vốn từ khâu tín dụng ngân hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn mặt khác quan trọng hơn đó là gia tăng được tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của Cơng ty.
Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn năm 2016 đều lớn hơn 1 và giảm dần đến năm 2018 chỉ đạt 0,83 cho thấy mức độ tài trợ dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên của Công ty không ổn định. Nguồn vốn thường xuyên của Công ty là những nguồn vốn được sử dụng thường xuyên, lâu dài và không ngừng được gia tăng được tài trợ đầu tư cho tài sản dài hạn là những tài sản hình thành với chi phí lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Hệ số này xấp xỉ bằng 1 chứng tỏ Công ty phải sử dụng những nguồn vốn tạm thời ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn như trên mà không trang trải bằng nguồn vốn thường xuyên. Điều này càng cho thấy tính ổn định và bền vững về mặt tài chính của Cơng ty khơng cao.
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn năm 2018 của Công ty ở mức cao là 0,5 giảm 0,58 so với năm 2016 và 0,17 so với năm 2017. Hệ số này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn của Công ty là khá cao. Tài sản ngắn hạn của Công ty hiện tại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (khoảng gần 20%), và nguồn hình thành tài sản ngắn hạn này chỉ có gần một nửa là từ nợ ngắn hạn hay nguồn vốn tạm thời, phần còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn còn thừa. Hệ số này ngày càng tiến gần về 1 hơn cũng cho thấy sự thiếu ổn định và bền vững về mặt tài chính của Cơng ty ngày càng thấp. Như vậy có thể thấy, tình hình tài chính của Cơng ty CP Hồng Anh Gia Lai thơng qua việc phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá bị động, không ổn định. Trong hai năm 2016– 2017, hoạt động mở rộng đầu tư của Công ty đang gặp khá nhiều khó khăn. Phải tăng cường huy động nguồn vốn thường xuyên của Cơng ty trong tổng nguồn vốn hình thành tài sản, tài sản dài hạn là hết sức cần thiết để nguồn vốn thường xuyên này ổn định.
2.2.6 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của cơng ty
Trong giai đoạn 2016-2018, trước những mục tiêu trong yêu cầu phát triển bền vững mà ban lãnh đạo Công ty đề ra, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính đã có sự tiến bộ về mọi mặt (tổ chức, công cụ và nhân lực). Tuy nhiên, hiệu quả kiểm tra, giám sát vẫn bộc lộ khá nhiều tồn tại và hạn chế.
2.3 Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý tài chính của Cơng ty
Hiện tại, Cơng ty dùng 5 chỉ tiêu tài chính để phản ảnh cơng tác quản lý tài chính tại Cơng ty như sau:
- Chỉ tiêu EPS (Earning Per Share): là chỉ tiêu thế hiện lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thườn đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ tiêu thế hiện khả năng kiếm lợi nhuận cua doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu P/E: Hệ số giá trên thu nhập là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS)
- Chỉ tiêu ROA % (Return on total assets): là tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tài sản, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công ty.
- Chỉ tiêu ROE (Return on common equyty): là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường,
- Chỉ số ROS % (Return on Sales): là hệ số lợi nhuận trên doanh số,
Từ những số liệu thu thập được, ta có bảng giá trị các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính của Cơng ty như sau:
Bảng 2. 13 Chỉ tiêu đánh giá cơng tác quản lý tài chính của Cơng ty STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 EPS (nghìn đồng) -1,3 0,69 -0,762 2 P/E -4,77 13,86 -20,99 3 ROA (%) -2,78 1,63 -2,1 4 ROE (%) -9,39 5,2 -6,33 5 ROS (%) -20,62 15,88 -17,79
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính của Cơng ty
2.4.1 Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô.
Môi trường kinh tế vĩ mô đang thay đổi rất nhanh. Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt, q trình tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang đe dọa tất cả các ngành kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa nghề, đa mục tiêu như Công ty Hoang Anh Gia Lai thì càng bị ảnh hưởng lớn.
Hiện nay vấn đề tác động nhanh, mạnh đến Công ty là lãi suất và lạm phát. Lãi suất và lạm phát cao đang trở thành một gánh nặng cho Công ty, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm trở lại đây. Thực tế hiện nay, Công ty đang rất thiếu vốn sản xuất kinh doanh để duy trì sản xuất cũng như thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Dù Ngân hàng nhà nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ nhưng việc tiếp cận mức lãi suất thấp cịn rất khó khăn, phần lớn Công ty phải chi trả lãi suất cao hơn mức niêm yết của các ngân hàng. Ngày cả khi chấp nhận vay vốn với lãi cao hơn nhưng thời gian vay vốn ngắn khiến Cơng ty khó quay vịng vốn.
Thứ hai, Pháp luật và chính sách nhà nước
Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho Cơng ty như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, khó khắn nhất cho Công ty là thiếu vốn
sản xuất kinh doanh. Điều kiện cho vay vốn còn chưa phù hợp với thực trạng tại Công ty, và việc đáp ứng các điều kiện vay vốn rất khó khăn, khơng được nợ thuế q hạn, không nợ lãi suất quá hạn
Thứ ba, Môi trường thuế và quy định về khấu hao tài sản cố định
Đối với Công ty, nếu thu nhập chịu thuế thấp sẽ tiết kiệm được thuế, do vậy Cơng ty có xu hướng đưa khấu hao và lãi vay lớn vào chi phí để tiết kiệm thuế, tuy nhiên, chi phí lãi vay và khấu hao lại bị hạn chế vởi các quy định của Nhà nước. Trong khi đó, Cơng ty lại sở hữu rất nhiều tài sản cố định có giá trị lớn. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ cho Cơng ty và việc quản lý thuế của Nhà nước.
2.4.2 Các nhân tố chủ quan
(i) Năng lực và quyết định của nhà quản trị
Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác động rất lớn bởi năng lực của nhà quản trị. Nhà quản trị có năng lực chuyên mơn tốt sẽ nhìn nhận đúng mức về rủi ro tài chính mà Cơng ty có thể gặp phải, đề ra được những chiến lược phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài chính, ngược lại nếu năng lực của nhà quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh giá chính xác mức độ tác động cũng như các giải pháp đưa ra không phù hợp sẽ tác động rất lớn tới chi phí bỏ ra, kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các quyết định tài chính được nhà quản trị đưa ra cũng cần đặt trong bối cảnh tính đến những rủi ro mà cơng ty có thể gặp phải, Cơng ty đang có hệ số nợ cao nên cân nhắc việc huy động vốn từ việc phát hành vốn chủ sở hữu hay vay nợ, việc vay nợ một mặt có thể gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ tuy nhiên khi có sự biến động của dịng tiền của Cơng ty thì rủi ro về mất khả năng thanh khoản sẽ tăng cao.
(ii) Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự khác biệt này thể hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, vòng quay vốn, những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Cơng ty hoạt động trong lĩng vực nông nghiệp
thơng thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinh doanh lớn do vậy sẽ đa dạng hóa nguồn huy động, có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay.
(iii) Chính sách tài chính của Cơng ty
Các chính sách tài chính của Cơng ty đặc biệt các chính sách tài chính chiến lược dài hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách phân phối lợi nhuận mà Công ty theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính có thể gặp phải.
Cơng ty đang theo đuổi sự gia tăng quy mơ kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợ vay với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay làm hệ số nợ tăng cao, nhu cầu dòng tiền chi trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậy cũng đẩy rủi ro tài chính của Cơng ty tăng cao. Chỉ cần biến động của một biến cố trong môi trường kinh doanh làm mất cân đối dịng tiền khiến Cơng ty dễ lâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính, khó khăn trong cân đối dịng tiền.
Chính sách đầu tư của Cơng ty cũng là một chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh tới rủi ro tài chính của Cơng ty, việc đẩy mạnh đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính cao hơn việc mở rộng kinh doang những ngành nghề truyền thống. Việc tích hợp, phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho Cơng ty.
2.5 Đánh giá chung về cơng tác quản lý tài chính ở cơng ty
2.5.1 Các kết quả đạt được
- Xây dựng được hình thức sổ kế tốn, qua đó giúp quản lý công tác quản lý tài chính;
- Đấy mạnh hoạt động kinh doanh, các khoản phải thu từ khách hàng tăng trong giai đoạn 2016-2018, chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu;
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Cơng ty tuy vẫn cịn thấp, nhưng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2018;
- Vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng dần, nhất là trong năm 2018; - Khả năng trả lãi vay cũng không ngừng được nâng cao;
- Hiệu quả sử dụng tài sản không ngừng được nâng cao;
- Cơng tác phân tích tài chính ngày càng hiệu quả. Đặc biệt năm 2018, trước tình trạng thua lỗ năm 2016 nhưng nhờ những chính sách đầu tư đúng đắn qua cơng tác phân tích tài chính của Cơng ty mà trong năm này hoạt động kinh doanh đã có lãi, lợi nhuận thuần đạt gần 1.000 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, từ đó tạo động lực phát triển cho q trình hoạt động của Cơng ty
2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
a. Những vấn đề còn tồn tại
Trong những năm trở lại đây, cơng tác quản lý tài chính của Cơng ty đang ban lãnh đạo hết sức quan tâm và cũng đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại sau:
Thứ nhất, Cơng tác lập kế hoạch tài chính
- Hiện tại, Cơng ty đang áp dụng hình thức kế tốn là hình thức kế tốn chung, hình thức này có nhược điểm là Cơng ty có thể sẽ được ghi vào Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng nhiều lần, do đó cần có sự kiểm tra loại bỏ nghiệp vụ trùng trước khi phản ánh vào Sổ Cái;
- Hình thức tại cơng ty là cơng ty mẹ - cơng ty con; do đó việc hợp nhất sổ báo cáo tài chính gặp nhiều khó khăn. Dó đó, khơng có lợi thế thương mại trong việc phát sinh từ việc hợp nhất.
Thứ hai, Công tác quản lý thu chi.
- Tỷ lệ các khoản phải thu của Công ty hiện đang rất thấp; các khoản nợ khó địi ngày càng cao
- Khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty ngày càng giảm sút, do việc giảm sút nguồn vốn chủ sở hữu;
Thứ ba, Công tác quản lý vốn của Công ty
- Sức sinh lời của đồng vốn ngày càng sụt giảm diễn biến thất thường điều này phản ánh hiệu quả của công tác quản lý vốn, khả năng huy động nguồn tiền mặt ngày càng không cao;
- Giá trị tài sản vẫn đang còn thấp so với vốn chủ sở hữu; - Hiệu quả sử dụng vốn vay còn chưa cao.
Thứ tư, Công tác quản lý tài sản của Công ty
- Tài sản của Công ty vẫn đang vận động chậm, số vòng quay của tài sản thấp, suất hao phí của tài sản để tạo ra doanh thu chưa cao;
- Sức sinh lời của tài sản cịn thấp, và đang có dấu hiệu giảm trong những năm qua; bên cạnh đó số vịng quay của tài sản lại chưa cao. Do đó, nguồn vốn bị ứ đọng tại cơng tác này rất lớn, làm cho khả năng thanh khoản của Công ty giảm sút;
- Việc sử dụng tài sản còn chưa hiệu quả, phản ánh của chỉ tiêu suất hao phí của tài sản cịn rất cao, điều này thể hiện phải sử dụng tài sản với công năng lớn nhưng lại không tạo ra nguồn lợi tương xứng.
Thứ năm, Cơng tác phân tích tài chính
- Cơ cấu tài chính chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh
- Thị trường bán hàng đang được khai thác khá rộng mở, song vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng;
- Khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cịn bị động do đó việc tăng cường huy động nguồn vốn thường xuyên của Công ty là hết sức cần thiết
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Kế toán kiêm quá nhiều công việc ảnh hưởng đến chất lượng công việc, lẫn lộn trong hạch tốn
- Cơng ty chưa thực hiện được cơ chế tự chủ tài chính - Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty chưa chặt chẽ
Nguyên nhân khách quan
- Do hình thức cơng ty là cơng ty mẹ - cơng ty con, có nhiều khó khăn trong quản lý,