Sinh con già tháng, có thể do gene của người cha

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 66 - 68)

Nghiên cứu của Đan Mạch cho hay, việc đứa bé ra đời sớm hay muộn phụ thuộc một phần vào gene của người cha. Ở những phụ nữ đẻ con già tháng trong lần sinh đầu, nguy cơ lặp lại điều này sẽ giảm nếu họ thay đổi bạn đời.

Trong khi thai kỳ bình thường kéo dài 42 tuần, phần lớn phụ nữ sinh con ở tuần 38-42. Thai già tháng được định nghĩa là kéo dài hơn 42 tuần hay 294 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, nó chiếm 5% các thai kỳ và gây nguy cơ biến chứng cao cho cả mẹ và con. Thông thường, các bác sĩ sẽ can thiệp để thai kỳ không vượt quá 42 tuần.

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch chia phụ nữ thành hai nhóm:

- Nhóm 1 gồm 21.000 phụ nữ sinh già tháng trong hai lần đẻ đầu. - Nhóm 2 gồm hơn 7.000 phụ nữ sinh đúng hạn trong hai lần sinh đầu tiên.

Kết quả cho thấy, ở những phụ nữ có một lần sinh con già tháng, nguy cơ lặp lại điều này là:

- 19,9% nếu các con có cùng một bố.

- 15,4% nếu đứa trẻ sau là con của bố khác.

Theo các tác giả, rất có thể gene của người cha chính là thủ phạm gây nên sự khác biệt này. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) số ra hôm nay.

Mối liên hệ tương tự về ảnh hưởng của người cha tới thai kỳ cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu của Mỹ. Các nhà khoa học nhận thấy, nguy cơ bị tiền sản giật (một biến chứng chết người của thai kỳ) là 15% trong lần sinh đầu tiên, và giảm xuống còn 5% đối với đứa trẻ thứ hai. Nếu người phụ nữ thay đổi bạn đời, nguy cơ ở lần thứ hai vẫn là 15%. Điều này có thể giải thích bằng khả năng điều chỉnh cho phù hợp với kháng nguyên của người đàn ông ở phụ nữ.

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 66 - 68)