Ong sửa gene theo 'nghề nghiệp'

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 59 - 61)

Khi ong mật già đi, chúng chuyển từ vai trò bảo mẫu sang đi kiếm ăn. Khi trưởng thành, một con ong mật cái có thể bật và tắt 40% số gene của mình để chuyển từ vai trò “cô bảo mẫu” thành ong thợ đi kiếm ăn. Phát hiện của các nhà nghiên cứu Mỹ chứng tỏ gene và hành vi có mối quan hệ mật thiết hơn nhiều so với những quan niệm phổ biến trước đây.

“Một số trong những thay đổi trên là kết quả của quá trình lớn lên”, Gene Robinson, giáo sư về côn trùng học và là giám đốc của chương trình khoa học thần kinh tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Những thay đổi này bất biến qua các cá thể tới mức một chương trình máy tính có thể căn cứ vào hành vi thể hiện để xác định cá thể đó là ong bảo mẫu hay ong kiếm mồi", ông nói.

Robinson và cộng sự đã phân tích 5.500 gene hoạt động của ong mật trong nghiên cứu của mình. Họ tạo ra những chip gene - một chiếc đĩa trên đó các hóa chất phản ứng với các sản phẩm của gene hoạt động, khiến chúng phát quang khi tiếp xúc với một loại ánh sáng nào đó. Nhờ đó, họ có thể lần theo sự phát triển của 60 con ong khác nhau khi một số gene bật và số khác tắt.

“Tốc độ tăng trưởng của một con ong dựa trên nhu cầu của nó và bầy đàn”, Robinson thông báo.

Ong mật vốn sống trong những bầy đàn mà con cái chiếm ưu thế và con đực chỉ làm mỗi một nhiệm vụ là truyền giống cho nữ hoàng. Một con ong mật điển hình có tuổi thọ khoảng 6 tuần. Trong 2-3 tuần đầu tiên, ong bảo mẫu sẽ chăm sóc lũ ong non, sau đó chuyển sang vai trò mới là đi tìm kiếm mật và phấn hoa. Song, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đàn ong thiếu thành viên đi kiếm ăn, một số ong bảo mẫu sẽ trưởng thành nhanh hơn. Và để thực

hiện việc đó, chúng bắt buộc phải bật, tắt một số gene nhất định. Tuy vậy, “việc chuyển thành ong kiếm ăn sẽ thúc đẩy chúng tiến nhanh hơn cái chết”, Robinson cũng cho biết.

B.H. (theo Reuters)

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 59 - 61)