Muỗi sốt rét kháng thuốc nhờ đột biến gene

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 50 - 51)

Các nhà khoa học Pháp mới đây đã cho rằng, "vũ khí" mà loài muỗi mang căn bệnh nhiệt đới này tự trang bị để đối phó với đa số các loại thuốc trừ sâu là một đột biến gene duy nhất.

Thuốc trừ sâu mà cả thế giới hiện dùng để kìm hãm sự phát triển của muỗi được làm từ những hoá chất organophosphate và carbamate. Chúng tác

dụng theo cơ chế làm ngừng hoạt động của một enzyme chủ chốt trong hệ thần kinh của côn trùng, được gọi là acetylcholinesterase, khiến côn trùng trở nên tê liệt và nhanh chóng tử vong.

Tuy nhiên, đa số các loài muỗi lại nhanh chóng phát triển khả năng

kháng thuốc, đặc biệt ở vùng đô thị, là những nơi được tẩy trùng nhiều nhất. Mới đây, nhóm nghiên cứu của Mylène Weill, thuộc Đại học Montpellier II ở Pháp, khi xác định được gene mã hoá enzyme acetylcholinesterase, đã phát hiện thấy có một sự sai khác trong gene này, và chính nó là để cơ sở để muỗi kháng lại hai loại thuốc trừ sâu.

Tiếp tục nghiên cứu, nhóm đã tìm thấy đột biến gene nói trên ở

anopheles gambiae - một dòng muỗi mang bệnh sốt rét có thể kháng thuốc

trừ sâu - và trên một vài quần thể muỗi Culex pipiens, mang virus tây sông Nile và các loại virus khác gây ra sốt rét ở chim.

Theo nhận định của Mats Wahlgren, chuyên gia nghiên cứu về bệnh sốt rét của Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, đây là một phát hiện quan trọng. "Nó làm tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế kháng thuốc, và có thể giúp phát triển các loại thuốc trừ sâu mới", Wahlgren nói.

Nhóm của Weill hiện tiếp tục nghiên cứu trên các loài muỗi kháng thuốc khác, như Aedes aegypti (truyền bệnh sốt vàng da và sốt xuất huyết) để xem liệu chúng có cùng đột biến với những dòng muỗi trên hay không.

B.H. (theo Nature, 9/5/2003)

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 50 - 51)