0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phát hiện một số gene bị 'tắt' trên phôi nhân bản

Một phần của tài liệu TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG: NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ GENE (Trang 28 -29 )

Túi phôi, gồm một nhóm tế bào phân chia nhanh.

Ở phôi bình thường, nhóm gene này dường như thúc đẩy việc sản xuất các tế bào gốc, nhưng trên phôi nhân bản, chúng bất hoạt hoặc gần như "câm lặng". Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể nắm giữ bí mật của một phương pháp nhân bản tiên tiến hơn, cũng như cơ chế của bệnh ung thư.

Cho đến nay, nhân bản phôi từ những tế bào trưởng thành vẫn là một quá trình may rủi. Hầu hết các thất bại xảy ra trong thời kỳ phát triển đầu tiên, khi túi phôi - gồm những tế bào phân chia mạnh - được cấy vào tử cung. Trong quá trình tạo ra cừu Dolly, chỉ có 29 trong số 277 trứng vượt qua được cửa ải quyết định này.

Mới đây, khi nghiên cứu các phôi chuột nhân bản từ tế bào trưởng thành, Rudolf Jaenisch và cộng sự, Viện Whitehead ở Cambridge, Massachusetts

(Mỹ), đã phát hiện thấy có khoảng 70-80 gene bị bất hoạt hoặc hoạt động rất kém (trong khi chúng vẫn hoạt động trên phôi thường).

Nhóm nghiên cứu chưa rõ nhiệm vụ của số gene này, nhưng họ nhận thấy chúng thường được "bật" lên gần như đồng thời với sự hoạt động của một gene khác, được gọi là Oct4.

Oct4 có vai trò thúc đẩy phôi tạo ra các tế bào đa năng (từ đó có thể hình thành tất cả các mô). Vì thế, Wolf Reik tại Viện Babraham ở Cambridge, Anh, lập luận rằng, một số gene mà nhóm của Jaenisch xác định được có thể cũng có liên quan tới việc sản xuất tế bào đa năng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình phát triển, các gene đa năng không được tắt đi, thì tế bào sẽ tăng trưởng vô tội vạ, dẫn đến ung thư (thực tế, một vài gene mà Jaenisch đã xác định được cũng có mặt trong các khối u). Và như vậy, một cách ngẫu nhiên, động vật nhân bản với nhóm gene trở nên "câm lặng" đã được miễn trừ khỏi nguy cơ này.

“Giờ đây bước quyết định là tìm hiểu chức năng của nhóm gene bất hoạt đó", Reik nói. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cũng cảnh báo rằng việc giải mã bí ẩn này sẽ là rất khó khăn. Ngay cả nếu làm được điều đó đi nữa, thì việc nhân bản nguyên vẹn một con vật vẫn là một thách thức, vì rất nhiều quá trình có thể bị sai lệch trong những giai đoạn sau của sự phát triển, hoặc giả còn có các gene khác cũng chịu trách nhiệm trong sự thất bại của công đoạn nhân bản.

B.H. (theo Nature, 12/3/2003)

Một phần của tài liệu TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG: NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ GENE (Trang 28 -29 )

×