Voi Borneo được công nhận là phụ loài mớ

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 65 - 66)

Một chú voi Borneo con.

Những con voi nhỏ nhất thế giới trên đảo Borneo, Malaysia, còn gọi là voi pygmy, đã chính thức được thừa nhận là một phụ loài mới của voi châu Á, sau các cuộc xét nghiệm gene. Chúng nhỏ hơn, có tai rộng, đuôi dài và ngà thẳng hơn so với voi châu Á điển hình.

Chi nhánh của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Malaysia đã thông báo như vậy, sau khi có các kết quả xét nghiệm ADN từ phân của chúng (mẫu phân được gửi tới Đại học Columbia ở New York để phân tích). Các nhà nghiên cứu cho biết voi Borneo tách khỏi họ hàng châu Á của chúng và tiến hoá độc lập vào khoảng 300.000 năm trước. Chúng có tính tình ôn hòa hơn voi châu Phi, châu Á, và hiện còn khoảng 100-200 con.

Từng có giả thuyết cho rằng bầy voi này thực chất là những con voi châu Á thuần hoá, được Công ty Đông Ấn (Anh) đưa đến Borneo như là một món quà tiến vua của vùng Sulu - người cai trị phía đông bắc Borneo, vào thế kỷ 17.

“Tuy nhiên, phát hiện này chứng tỏ chúng đã hiện diện ở Borneo từ rất lâu. Có thể chúng là phần còn lại của một quần thể lớn hơn, di cư từ đảo Sumatra của Indonesia tới trong thời kỳ băng hà, hơn 10.000 năm trước. Nước biển dâng lên và chúng đã bị mắc kẹt trên hòn đảo này", Stuart Chapman, người đứng đầu chương trình loài của WWF, cho biết.

“Xét về tính nguy cấp, voi châu Á cần được bảo vệ gấp 10 lần voi châu Phi, với dân số chỉ còn khoảng 35.000 con trong tự nhiên, phân bố trên 10 quốc gia”, Chapman nói. Cũng theo ông, sẽ cần tới những quan trắc dài hạn nữa để xác định tuổi thọ và các phương pháp bảo tồn hợp lý nhất với loài động vật này.

B.H. (theo BBC)

Một phần của tài liệu Tri thức và cuộc sống: những khám phá về gene (Trang 65 - 66)