Nhà máy nước Đà Lạt phục vụ 34 ngàn hộ khách hàng, được chia làm 8 phân khu cấp nước. Ba nhà máy xử lý nước mặt, mỗi ngày công ty cấp cho thành phố 34.000 m3 nước. Với 12 bể chứa áp lực có tổng dung tích 12.000 m3, tổng chiều dài đường ống 700 km và áp lực bình quân trong mạng 3,5 bar. Đặc biệt, tỷ lệ thất thoát của Đà Lạt liên tục giảm; từ 21,4% năm 2001, xuống còn 14,5% năm 2006. Đạt được kết quả này là do Đà Lạt đã thực hiện chiến lược quản lý thất thoát nước theo mơ hình cơ bản [31, tr.24].
- Phân vùng cấp nước và tổ chức hệ thống theo dõi truyền dữ liệu từ xa: Phân vùng là giải pháp cơ bản, gắn đồng hồ tổng thực hiện cấp nước 24/24 giờ. Dùng hệ thống theo dõi và truyền dữ liệu từ xa hỗ trợ đắc lực cho phân vùng cấp nước, hệ thống có tác dụng cung cấp số liệu cho cơng tác mơ phỏng tối ưu hố để khoanh vùng nghi vấn rò rỉ.
- Quản lý áp lực mạng lưới và quản lý đồng hồ nước: Thay thế các bộ khởi động có tiếp điểm cho các máy bơm, bằng các bộ khởi động mềm khơng tiếp điểm để kiểm sốt áp lực nước cấp vào mạng; lắp đặt các van giảm áp bằng thuỷ lực để kiểm soát áp lực, các van chống va, van kiểm soát độ cao mực nước trong các bể chứa. Khách hàng phải có đồng hồ, đồng hồ tổng; các hộ tiêu thụ nước lớn phải dùng đồng hồ kết hợp có đường kính từ D50 trở lên để kiểm sốt dải lưu lượng nhỏ mà đồng hồ lớn không ghi được.
- Quản lý công tác vận hành, bảo dưỡng (O&M), mơ phỏng tối ưu hố hệ thống: Trước đây công ty chỉ chú trọng quản lý O&M trong các nhà máy xử lý nước, nhưng sau nâng tầm quản lý O&M cho mạng lưới đường ống cấp nước. Đặc biệt, công ty sử dụng các kết quả mô phỏng tối ưu trên máy tính, lắp đặt thêm hàng loạt van chặn tuyến. Trong 3 năm gần đây, cơng ty đã hồn thiện các quy trình thủ tụcO&M theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.
- Quản lý quan hệ cơng chúng và dị tìm rị rỉ: Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng, có phong cách phục vụ thân thiện sẽ nhận được sự nhiệt tình của khách hàng và cộng đồng trong quản lý cấp nước. Thường xun dị tìm rị rỉ bằng các thiết bị dị tìm, kết hợp với quan sát bằng mắt thường.
- Thực hiện giá nước: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của chiến lược quản lý thất thốt, vì nó khuyến khích sử dụng nước có hiệu quả (giá rẻ gây lãng phí), bảo tồn nguồn nước, tiết kiệm vốn đầu tư.