Quyết định số 63/1998/QĐ của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ "Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đơ thị, huy động sự đóng góp của thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức Quốc tế"; Nghị quyết Trung ương 3 quy định, các công ty cấp nước khơng cịn là doanh nghiệp cơng ích mà chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh; và gần đây nhất Quyết định số 38/2007/QĐ của Thủ tướng cũng quy định, doanh nghiệp cấp nước sạch thuộc diện cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Như vậy, xã hội hố hoạt động cấp nước, trong đó có cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ bởi vì, mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, để sử dụng hiệu quả vốn, tài sản nhà nước và huy động thêm nguồn vốn xã hội cho phát triển sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động.
Hiện tại, Cơng ty Cấp nước Thanh Hố cũng đang tiến hành cổ phần theo quyết định số 1870/QĐ của UBND tỉnh, là bước đi đúng đắn theo lộ trình. Tuy nhiên, cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước đang đứng trước một số trở ngại, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp, là trở ngại lớn nhất. Tỷ suất lợi nhuận thấp làm cho việc góp vốn mua cổ phiếu cấp nước kém hấp dẫn. Ngoài ra, chính sách định giá nước như hiện nay cũng là một cản trở rất lớn khiến các nhà đầu tư phải đắn đo. Khi cổ phần hố khơng có bên ngồi tham gia, chỉ có cổ đơng trong cơng ty với sức mua hạn hẹp, thì mục tiêu cổ phần hố khơng trọn vẹn và chỉ cịn là hình thức. Để Cơng ty Cấp nước Thanh Hố tiến
hành cổ phần hoá được thuận lợi, và để xã hội hoá hoạt động cấp nước trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hoá cần thực hiện các biện pháp:
- Chỉ đạo toàn diện việc đánh giá tài sản đối với các cơng trình cấp nước đã đầu tư,
trong đó có dự án cấp nước thị trấn huyện, tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, đặc biệt kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng đánh giá, thẩm định và phê duyệt (Thủ tướng ủy quyền) Dự án cấp nước Thanh Hoá-Sầm Sơn, tổng giá trị thực hiện 191.528 triệu đồng, hoàn thành sau 5 năm chưa phê duyệt quyết toán.
- Ban hành Quy chế xã hội hoá đầu tư ngành cấp nước. Quy chế cần quy định chi
tiết về đối tượng áp dụng; các hình thức đầu tư; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư; chính sách và ưu đãi đầu tư. Trong chính sách và ưu đãi đầu tư của tỉnh, ngồi chính sách chung của Nhà nước theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác, tỉnh phải có chính sách hỗ trợ đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, hướng dẫn kỹ thuật cho nhà đầu tư, được sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của tỉnh.
Kết luận
Quản lý hoạt động cấp nước đô thị cũng không ngừng được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế trên tất cả các nội dung: quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; hệ thống quản lý, cơ chế chính sách; chính sách giá nước; mơ hình tổ chức hoạt động cấp nước; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; xã hội hoá hoạt động cấp nước; thanh tra kiểm tra, đảm bảo an toàn cấp nước... Công tác đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đơ thị trong thời gian qua đã góp phần quan trọng để hoạt động cấp nước đô thị đạt được kết quả nêu trên và tạo tiền đề cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước đối với đối với hoạt động cấp nước đơ thị nói chung và của tỉnh Thanh Hố nói riêng cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định, chưa theo kịp với tốc độ đơ thị hố, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và dân sinh, tính thực thi cịn nhiều bất cập, khó khăn. Ngồi ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cấp nước chưa đổi mới, hiệu quả còn thấp, nhất là cấp nước thị trấn; Thanh Hố vẫn loay hoay tìm kiếm mơ hình tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp cơ chế thị trường... Do đó địi hỏi quản lý hoạt động cấp nước sạch đơ thị tỉnh Thanh Hố cần tiếp tục đổi mới, nhằm hoà nhập với sự phát triển của ngành nước Việt Nam, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá, phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hố đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt.
Để thực hiện tốt nội dung đổi mới hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cần thống nhất nhận thức và tập trung thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:
1. Nước sạch phải được coi là sản phẩm tiêu dùng có tính chất đặc biệt, rất cần thiết cho đời sống con người và cho sản xuất kinh doanh. Cấp nước đơ thị mang tính độc quyền tự nhiên, khơng có cạnh tranh; đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đơ thị đúng chính sách, chế độ cũng mang tính chất đặc thù. Do đó, Nhà nước phải quản lý, tăng cường kiểm sốt để đảm bảo hài hồ lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích, tạo hành lang pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực cấp nước.
2. Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cấp nước đô thị và công khai quy hoạch để tham khảo ý kiến cộng đồng. Lập quy hoạch cấp nước theo hướng tổng thể tồn tỉnh, khơng chia cắt địa giới hành chính; lưu ý cụm đơ thị động lực, các tuyến đường giao thông và lưu vực sông. Đặc biệt quy hoạch cấp nước phải ăn khớp với quy hoạch phát triển đô thị trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thuận lợi về nguồn nước và hiệu quả kinh tế; có chế tài nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước an tồn bền vững.
3. Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động cấp nước đơ thị trên địa bàn tỉnh phù hợp từng giai đoạn, nhằm cung cấp dịch vụ cấp nước được tốt hơn, nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước, các doanh nghiệp cấp nước có vị thế tài chính bền vững. Việc đổi mới mơ hình tổ chức phải song song với đào tạo phát triển nguồn nhân lực để các doanh nghiệp cấp nước đủ năng lực quản lý hoạt động có hiệu quả. Tỉnh Thanh Hố báo cáo Chính phủ thí điểm mơ hình quản lý cấp nước tổng hợp; Nhà nước quản lý chặt chẽ nước dùng cho ăn uống, cịn nước dịch vụ chung cho phép xã hội hố; tiến tới nâng cao chất lượng nước để có thể uống được tại nguồn. Dù mơ hình tổ chức nào UBND cũng phải có cơ chế thoả thuận dịch vụ cấp nước.
4. Trong quản lý hoạt động kinh doanh cần năng động và đổi mới. Sắp xếp lại các phòng ban, bộ phận quản lý thành một hệ thống hài hồ thuận lợi cho quản lý; có cơ chế tuyển chọn cán bộ thật sự có năng lực cho từng vị trí; áp dụng biện pháp chống thất thoát, thất thu nước hiệu quả như, sử dụng các loại ống phù hợp, lắp đặt 100% đồng hồ và quản lý đồng hồ tổng bằng hệ thống Telemetry (quản lý từ xa); thực hiện nối mạng vi tính giữa các đơn vị quản lý để tăng cường khả năng thông tin cặp nhật giúp công ty điều hành kịp thời cơng tác kinh doanh; thử nghiệm mơ hình quản lý kinh doanh nước máy theo địa bàn phường; phải có đầu tư, cải tạo, sửa chữa thích đáng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đầu tư để quản lý.
5. Cần có chính sách hấp dẫn khuyến khích xã hội hố hoạt động cấp nước. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, bao gồm cả góp vốn phát triển nhà máy cấp nước và phát triển mạng đường ống cấp nước. Những trạm cấp nước thị trấn, dân đô thị nghèo ngân sách cần hỗ trợ giá để vừa đảm bảo chính sách giá, vừa bù đắp doanh thu cho các nhà đầu tư.
6. UBND tỉnh cần chỉ đạo thực hiện tốt giải pháp có tính tổng hợp và trực tiếp là, đổi mới nâng cao năng lực quản lý của các sở ban ngành và chính quyền các cấp, đặc biệt là Sở Xây dựng đối với hoạt động cấp nước; đổi mới mơ hình và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cấp nước; chỉ đạo ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về thẩm định phương án giá nước, chống thất thốt nước; biện pháp kiểm sốt và bảo vệ an tồn nguồn nước, hệ thống cấp nước; chính sách thu hút nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư cấp nước; tuyên truyền thường xuyên liên tục để giáo dục cộng đồng và gây sự chú ý cho các cán bộ chính quyền hiểu về nước và ngành nước. Giải pháp tổng hợp nếu được duy trì là cơ sở, điều kiện cho doanh nghiệp và cho ngành nước Thanh Hoá phát triển bền vững.
7. Tỉnh cần chỉ đạo đánh giá lại tài sản các trạm cấp nước huyện được đầu tư tư bằng nguồn vốn ngân sách trên 100 tỷ đồng để có biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời bàn giao cho Cơng ty cấp nước thanh Hoá quản lý
8. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư hồn thành Dự án cấp nước Thanh Hoá-Sầm Sơn, tổng giá trị thực hiện gần 192 tỷ đồng; phần giá trị gói thầu trong nước 59,6 tỷ đồng UBND tỉnh đã phê duyệt từ năm 2003, phần giá trị gói thầu Quốc tế gần 132 tỷ đồng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.
9. Về phía Chính phủ cần xem xét điều chỉnh thời gian cho vay, lãi suất vay theo hướng: tăng thời hạn vay từ 20 - 25 năm lên 30 - 40 năm, lãi suất vay khơng có chênh lệch đối với các dự án đầu tư vay vốn nước ngoài và tăng thời hạn vay trên 30 năm đối với vốn vay trong nước với lãi suất ưu đãi. Hưởng mức thuế VAT thấp, miễm thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng lợi nhuận định mức 5% thay cho 3% như hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Biên tập Địa chí Thanh Hố (2000), Địa lý và lịch sử, tập I, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng (2004), Thơng tư liên tịch số 104/2004/TTLT/BTC-
BXD ngày 8/11/2004, Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nơng thơn, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC ngày 30/6/2005, Về khung giá
tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Cơng văn số 15071/BTC-ĐT ngày 7/11/2007, V/v Hướng dẫn
quyết tốn, đánh giá tài sản đối với cơng trình cấp nước đã đầu tư, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (1998), Thực trạng, các biện pháp chống thất thốt, thất thu trong cơng
tác cấp nước đô thị, Báo cáo tại hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, Hà
Nội.
6. Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ (1999), Thơng tư số 03/1999/TTLT/BXD-
BVGCP ngày16/6/1999, Hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn, Hà
Nội.
7. Bộ Xây dựng (2005), Điều tra đánh giá thực trạng và tổ chức năng lực của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước phục vụ việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008, Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ, Về tiêu chuẩn chất lượng nước
sinh hoạt, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 505/BYT/QĐ, Về tiêu chuẩn vệ sinh cấp nước cho ăn
uống và sinh hoạt, Hà Nội.
11. Chính phủ (1996), Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 02/10/1996, Về doanh nghiệp nhà
12. Chính phủ (1999), Nghị định số 179/NĐ-CP ngày 30/12/1999, Quy định thi hành Luật
Tài nguyên nước, Hà Nội.
13. Chính phủ (2001), Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 4/5/2001, Về việc Ban hành Quy chế
Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà Nội.
14. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 5/10/2001, Về việc phân loại đô thị
và phân cấp quản lý đô thị, Hà Nội.
15. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Ban hành Quy chế
quản lý tài chính của cơng ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
16. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006, Về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, Về chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
18. Chính phủ (2007), Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Về sản xuất, cung cấp và
tiêu thụ nước sạch, Hà Nội.
19. Cơng ty Cấp nước Thanh Hố (2002), Phương án Quản lý hệ thống cấp nước sạch tại
các huyện lỵ trong tỉnh, Thanh Hố.
20. Cơng ty Cấp nước Thanh Hoá (2007), Báo cáo Tài chính các năm, từ năm 2002 đến
năm 2007, Thanh Hố.
21. Cơng ty Cấp nước Thanh Hoá (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch các năm,
từ năm 2002 đến năm 2007, Thanh Hoá.
22. Cơng ty Cấp nước Thanh Hố (2007), Cơng ty Cấp nước Thanh Hố 75 năm xây dựng
và phát triển, Lễ kỷ niệm ngày thành lập, Thanh Hố.
23. Cơng ty Cấp nước Thanh Hố (2008), Phương án Giá nước năm 2008, Tờ trình gửi
liên ngành Tài chính-Xây dựng, Thanh Hố.
24. Cơng ty Nước và Môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng cơng suất nhà
máy nước Mật sơn - Thanh Hố từ 20.000m3/ngày,đêm lên 30.000m3/ngày, đêm, Hà Nội.
25. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá (2006), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.
26. Phạm Văn Dũng (2006), "Chính sách tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam", Tạp chí Cấp thốt nước, (số tháng 7), tr.12-14.
27. I.Gotelli (2002), Đổi mới và quy định cho ngành nước, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, Hà Nội.
28. J.M. Hansen (2003), Những thách thức trong đổi mới tổ chức và phát triển nguồn
nhân lực ngành cấp nước và vệ sinh Việt Nam, Tham luận hội thảo quốc tế về
cấp nước và vệ sinh đơ thị, TP.Hồ Chí Minh.
29. Hội Cấp thốt nước Việt Nam (2007), Diễn đàn lãnh đạo ngành nước và vệ sinh đô thị Việt
Nam, Tham luận diễn đàn, Hạ Long-Quảng Ninh.
30. Bùi Đức Hưng (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Trần Đình Lành (2007), "Kinh nghiệm quản lý thất thoát nước tại Đà Lạt", Tạp chí
Cấp thốt nước, (số tháng 5), tr.24-27.
32. Phạm Sỹ Liêm (2005), "Đổi mới thể chế ngành cấp nước đơ thị", Tạp chí Cấp thốt
nước, (số tháng 9), tr.24-32.
33. G. Maclay (2003), Cải cách cơ cấu tổ chức-điều chúng ta cần sự thay đổi-nhưng phải
thay đổi thế nào, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đơ thị,
TP.Hồ Chí Minh.