- Công suất các nhà máy, các trạm cấp nước: công suất các nhà máy cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh thanh Hoá đến cuối năm 2007 là 65.410 m3/ngày, bao gồm:
Do công ty Cấp nước tỉnh quản lý tại địa bàn thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, thị trấn Bút Sơn, tổng công suất 47.750 m3/ngày gồm, nhà máy nước Mật Sơn 30.000 m3/ngày, nhà máy nước Hàm Rồng 10.000 m3/ngày, nhà máy nước Bỉm Sơn công suất 7.000 m3/ngày, trạm cấp nước Bút Sơn 750 m3/ngày [21, tr.4].
Do các thị trấn huyện quản lý tại địa bàn 14 huyện, gồm 14 trạm cấp nước, tổng công suất theo thiết kế 14.660 m3/ngày.
Sau khi hồn thành dự án nâng cơng suất nhà máy nước Bỉm Sơn lên lên 10.000 m3/ngày; năm 2008 Thanh Hoá tiếp tục triển khai dự án nâng công suất nhà máy nước Hàm Rồng từ 10.000 m3/ngày lên 30.000 m3/ngày bằng vốn vay ngân hàng thương mại và vốn tự có [24, tr. 6].
- Mạng lưới chuyển tải và phân phối nước: Mạng lưới chuyển tải và phân phối nước
của Thanh Hố được hình thành cùng với sự hình thành của các nhà máy nước và q trình mở rộng bổ sung. Mạng lưới đơ thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến cuối năm 2007 là 62.410 mét, bao gồm:
Do công ty Cấp nước tỉnh quản lý tại các địa bàn thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và thị trấn Bút Sơn, tổng chiều dài 218.255 mét gồm, hệ thống đường ống cấp I dài 111.837m, cấp II dài 106.418m và hàng trăm ngàn mét ống cấp III, được đầu tư bằng các nguồn, vốn ADB, vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay ngân hàng thương mại và vốn của các hộ dân.
Do các thị trấn huyện quản lý tại địa bàn 14 huyện, gồm 14 trạm cấp nước, tổng chiều dài đường ống cấp I, II là 133.900 mét gồm, hệ thống đường ống cấp I dài 75.500m, cấp II dài 58.400m và trên 40 ngàn mét ống cấp III, được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách [19, tr.5].
- Nguồn vốn đầu tư hệ thống cấp nước: Nguyên giá tài sản cố định của công ty cuối
năm 2007 là 233.513 triệu đồng; trong đó tài sản thuộc hệ thống cấp nước 213.210 triệu đồng được hình thành từ các nguồn: ngân sách 133.644 triệu đồng; vay lại của Bộ Tài chính từ nguồn vốn ADB 63.431 triệu đồng; vay ngân hàng thương mại 11.209 triệu đồng; nguồn tự có và vốn khác 4.926 triệu đồng. Trong vốn ngân sách cấp có 71.814 triệu đồng Chính phủ vay của ADB để cấp vốn dự án và có 41.518 triệu đồng là vốn đối ứng của ngân sách địa phương góp vào dự án. Như vậy, thực tế nguồn vốn ADB là 135.245 triệu đồng bằng 63,4% vốn đầu tư (135.245/ 213.210). Việc sử dụng vốn ADB là cần thiết để chúng ta có điều kiện ứng dụng cơng nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến [20, tr.7].
Dự án nước tại các thị trấn huyện, nguồn vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách, với tổng vốn đầu tư 100.470 triệu đồng.
Thời gian qua hệ thống cấp nước Thanh Hố khơng ngừng phát triển cùng với sự phát triển nhanh chóng của đơ thị Thanh Hố. Xét về quy mơ cấp nước thì cơng suất hiện nay gấp 26 lần năm 1975, gấp 3 lần năm 1992; nhiều dây chuyền, cơng nghệ trình độ cao, đảm bảo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nhờ đó, chất lượng nước được nâng lên, tình hình cấp nước đơ thị được cải thiện. Thành phố Thanh Hoá và hai thị xã mức độ bao phủ dịch vụ cấp nước đạt 100%; địa bàn huyện 15 thị trấn/ 30 thị trấn đã có dự án nước sạch.