- Chỉ đạo lập kế hoạch phát triển cấp nước đô thị căn cứ vào quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch. Hiện tại, tổng công suất các nhà máy nước tỉnh Thanh Hoá theo thiết kế là 65.410 m3/ngày. Với mức sử dụng nước sạch là 150 lít/người/ngày cho năm 2020, thì tổng cơng suất cần thiết cho năm 2020 gần 400.000m3/ngày, với giả định các nhà máy phải sử dụng 85% công suất và tỷ lệ thất thu thất thốt chỉ cịn 20%.
- Như vậy, công suất cần đầu tư bổ sung thêm đến năm năm 2020 là 331.649 m3/ngày tương ứng với mức vốn đầu tư 1.393.589 triệu đồng; bình quân mỗi năm Thanh Hoá cần 100 tỷ đồng cho dự án cấp nước. Kế hoạch từ 2-5 năm tới có thể nâng cơng suất Nhà máy nước Hàm Rồng từ 10.000 m3/ngày lên 50.000 m3/ngày, nhà máy nước Bỉm Sơn từ l0.000 m3/ngày lên 20.000 m3/ngày; cải tạo nâng cấp trạm cấp nước huyện để công suất tăng từ 1 đến 2 lần; xây dựng nhà máy mới công suất đủ lớn tại các khu kinh tế, các đô thị lớn; thay thế số đường ống cũ của nhà máy nước Mật Sơn; phát triển mạng lưới cấp nước tương thích với quy mơ các nhà máy. Kế hoạch đến năm 2020, xây dựng các nhà máy mới cơng suất tuỳ thuộc quy mơ, tính chất đơ thị của từng vùng. Đơ thị động lực phải có những nhà máy cơng suất lớn đến 50.000 m3/ngày.
- Đảm bảo lưu lượng nước sạch và chất lượng nước sạch: Ngồi các nội dung nêu trên, cịn phải đề xuất các quy định bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch và đánh giá tác động mơi trường. Có kế hoạch thực hiện các dự án bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả do khai thác nước ngầm, nước mặt tuỳ tiện khơng có quy hoạch; kiểm sốt chặt chẽ hiện tượng khai thác giếng cục bộ; các dự án cấp nước phải có đánh giá tác động mơi trường.