9. Kết cấu luận văn
3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của ngườ
người có uy tín thơng qua cơng tác tun truyền vận động
Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bước vào thời kỳ hội nhập toàn diện ngày càng sâu rộng. Việt Nam đang nổi lên như
một biểu tượng của hịa bình, hợp tác, phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, nhất là công nghệ thông tin đang mở ra nhiều cơ hội cho đất nước. Thực tế hoạt động của người có uy tín trong thời gian qua cho thấy, những người có uy tín ln là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trên mọi lĩnh vực, là nhân tố tích cực, chủ
đạo trong cơng tác tun truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia
vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Người có uy tín đã có rất nhiều cố gắng, tích cực trong việc tuyên truyền, vận
luật Nhà nước, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, công tác đối
ngoại nhân dân. Nhiều người có uy tín thật sự tiêu biểu trong nói đi đơi với
làm, được nhân dân đồng tình ủng hộ, học hỏi, làm theo. Để phát huy vai trò
của người có uy tín đối với cộng đồng dân cư nói riêng và cả nước nói chung thì cơng tác tun truyền phổ biến về người tốt, việc tốt của những người có uy tín là hết sức quan trọng. Thơng qua q trình tun truyền về người có uy tín những cách làm mới, những giá trị sống được lan tỏa trong đời sống xã
hội. Tuyên truyền, tôn vinh những tấm gương, những việc làm của người có uy tín trên các phương tiện truyền thơng như: trên làn sóng truyền thanh, trên mặt báo, trên đài truyền thanh đã làm cầu nối thông tin, nuôi dưỡng niềm tin, giúp mỗi người trong cộng đồng tự học hỏi, tiếp tục phấn đấu vươn lên trong
học tập, lao động, sản xuất; góp phần cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, bảo tồn văn hóa, xóa bỏ phong tục lạc hậu, đảm bảo quốc phòng an ninh để xã
ngày càng phát triển, tạo sự lan tỏa trong xã hội.
Đối với phóng viên: Muốn tuyên truyền tốt về người có uy tín và các
việc làm tiêu biểu của họ, đội ngũ phóng viên cần tìm hiểu, khai thác thông tin thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc, không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức và tích lũy kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết để có thể
khắc họa, lột tả chân thực nhất chân dung cũng như truyền tải những thông
điệp mà tác giả muốn nói với bạn đọc, bạn nghe thông qua những suy nghĩ,
việc làm, hành động cao quý của nhân vật. Việc thẩm định thông tin được coi
trọng, bảo đảm độ tin cậy, chính xác... để mỗi việc, mỗi tấm gương đưa lên
sóng, lên báo thực sự mang lại hiệu ứng tích cực cho chính nhân vật cũng như
cộng đồng. Trên thực tế, tự thân những tấm gương người tốt, việc tốt, những cá nhân, tập thể điển hình đã có giá trị thực tiễn của nó, song những giá trị ấy sẽ
có cơ hội phát huy, tỏa sáng khi được truyền thông kịp thời.
Đối với các cơ quan truyền thông. Các cơ quan truyền thông từ Trung ương đến cơ sở cần có kế hoạch đăng tải các bài viết tuyên truyền về hoạt
động của người có uy tín để những người tốt việc tốt có thể lan truyền trong đời sống xã hội.
Truyền thông địa phương (truyền thanh xã/huyện): tổ chức phát thanh định kỳ về công tác dân tộc và việc làm của những người có uy tín trong địa bàn
xã/huyện từ đó nêu gương các điển hình tiêu biểu trong cộng đồng địa phương. Truyền thông cấp tỉnh: Các cơ quan truyền thông cấp tỉnh như báo chí, truyền hình dành những chun mục riêng cũng như có thời gian phát hành cụ thể các bài báo, các chương trình về người có uy tín trong tỉnh. Những thơng tin có thể được tổng hợp từ nguồn của các cơ quan truyền thông địa phương. Thông qua hoạt động truyền thông ở cấp tỉnh sẽ nhân rộng những việc làm tốt, những cách làm hay của người có uy tín đến đơng đảo nhân dân trong tỉnh.
“Hiện nay hệ thống truyền thông tại địa phương chưa có nhiều chun
mục, chương trình, bài viết về người có uy tín, hoặc phát hiện nêu gương những người tốt trong cộng đồng. Do đó những tấm gương sáng trong cộng đồng chưa thực sự được đơng đảo người biết đến và chưa có sức lan tỏa. Tơi nhận thấy cần phải có thêm những chương trình mới hơn nữa về người có uy tín.
(Nhà báo NVM. Báo Dân tộc và Phát triển)
Đối với Báo dân tộc phát triển: là đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban
Dân tộc, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của Ủy ban; là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trên phạm vi cả nước. Cần thực hiện đúng và tốt các
nhiệm vụ và quyền hạn của báo đã được qui định:
“- Hằng năm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện biên tập, xuất bản báo và các ấn phẩm khác nhằm chuyển tải thông tin, tuyên truyền về các các hoạt động quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc, các chủ trương, chính sách dân
tộc trên phạm vi cả nước.
- Đăng tải thông tin về tình hình xây dựng, ban hành các chính sách dân tộc, việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc ở các Bộ, ngành, địa phương,
các biện pháp điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện chính sách dân tộc và nâng cao
hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách trên thực tế vùng đồng bào dân tộc. - Phản ánh, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến là già làng,
trưởng bản, người có uy tín, các tập thể cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích, đóng góp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, an ninh, quốc phịng. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.”
(Trang thông tin điện tử báo Dân tộc)