Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển” (nghiên cứu trên trang báo dân tộc và phát triển online) (Trang 46 - 56)

9. Kết cấu luận văn

2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát

2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết

Khu vực của người có uy tín trong các bài viết

Trong tổng số 62 bài viết về các tập thể, cá nhân có uy tín trong đồng

bào dân tộc thiểu số thì cơ cấu nhân khẩu học về địa bàn, khu vực của người

có uy tín và giới tính của người có uy tín cũng được tác giả tập trung tổng hợp và đi sâu nghiên cứu, để tìm hiểu, đánh giá thực trạng, cũng như khái quát

nhất đặc điểm chung của người có uy tín tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Cụ thể:

Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết

Đơn vị: Bài viết

Phân theo khu vực Số lượng Tỉ lệ %

Bắc 23 37.0

Trung 27 43.5

Nam 10 16.1

Nước ngoài 2 3.2

Tổng 62 100

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Theo thống kê, trên địa bàn cả nước số người uy tín được chia theo 3 khu vực: miền Bắc là 37.0%; miền Trung là 43.5%; miền Nam là 16.1% và nước ngoài là 3.2%. Qua thống kê, ta thấy miền Trung có số lượng bài viết về người uy tín cao nhất cả nước. Thực tế cho thấy, khu vực miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ lụt với số lượng người đồng

bào dân tộc thiểu số đơng đảo. Do đó, những cơng lao đóng góp của người đứng đầu khu dân cư đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, được người

dân địa phương và cả nước ghi nhận. Trách nhiệm của người cán bộ thôn vận

động xây nhà cho người nghèo, hỗ trợ người già, bệnh nhân neo đơn, tặng học

bổng, đóng góp vào Qũy an sinh xã hội của địa phương. Việc nêu gương đối

với những người có uy tín khu vực miền Trung nói riêng, những người già làng, trưởng bản, người có uy tín nói chung là cần thiết. Bởi lẽ, đây là những tấm gương sáng không chỉ trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo, mà cịn tun truyền, vận động, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới

từng người dân, từng hộ gia đình, từng đường làng, ngõ xóm, từng khu dân

cư. Nhờ có họ mà đời sống của người dân nói riêng, của địa phương nói

Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết

Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước.

Ủy ban Dân tộc - Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ,

Thái Ngun.

Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín tỉnh Trà Vinh. Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lào Cai.

Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang.

Gặp mặt đồn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa. Người có uy tín ở Vân Canh.

Gặp mặt Đồn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn.

Quảng Bình - Những người dẫn dắt bản làng phát triển. Nghệ An - Tun dương Người có uy tín tiêu biểu.

Quảng Trị - Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín.

Gặp mặt đồn Đồn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Giới tính của người có uy tín trong các bài viết

Nhắc đến “giới” thì điều mọi người quan tâm đặc biệt là bình đẳng giới,

thể hiện bình đẳng vai trị ngang nhau của Nam và Nữ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…. được tạo cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự

phát triển của cộng đồng. Và phụ nữ thời nay đã và đang nắm giữ các vị trí

quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh

nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể:

Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết

Đơn vị: Người

Giới tính của nhân vật trong các bài viết Số lượng Tỉ lệ %

Nam 57 86.3

Nữ 9 13.7

Tổng 66 100

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy số lượng nhân vật người có uy tín trên báo dân tộc trong 6 tháng qua phân theo giới tính nam cao hơn giới tính nữ với tỷ lệ nam giới được nhắc đến là 86.3%, còn nữ giới chỉ là 13.7%. Mặc dù, tỷ lệ nam giới và nữ giới được nhắc đến trong các bài viết về người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số tương đối chênh lệch, song cũng là điều dễ hiểu.

Hộp 2.4. Dẫn chứng về giới tính của các nhân vật trong bài viết

Ơng Ăm Hùng cịn tích cực tun truyền vận động Nhân dân đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, chăm lo lao động sản xuất, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau…

Ơng Y Krú A Yun, bn Đrao cũng là một trong những Người có uy tín tiêu biểu của xã Cư Né..

Ơng Y Tio Mlơ, Người có uy tín ở buôn Ktơng Drun, năm nay đã 80

tuổi, Đặc biệt năm 2015, người dân phản ánh nhiều thanh niên trong buôn sử dụng chất ma túy.

Ông Tâm nỗ lực sưu tầm các cuốn sách, tư liệu viết bằng chữ Nôm Dao từ làng xóm, các cụ cao tuổi, thậm hí từ những vùng khác có dân tộc Dao như Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai.

Bà Bùi Thị Thiệp (xóm Chiềng) nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu

trong mọi hoạt động ở địa phương. Đặc biệt trong phong trào vận động hiến đất làm đường giao thông nông thôn để xây dựng nông thôn mới.

Bà Rơ Châm Phyal là nữ già làng đầu tiên của người Jrai ở làng Tung

Breng, xã Ia Krái, huyện Ia Grai. Sau khi từ chiến trường trở về, bà Phyal từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của xã và góp cơng lớn trong việc đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tập trung phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh quốc phòng.

Chị Khe là người đi đầu trong việc chuyển đổi 2ha đất sản trồng bắp, mì sang trồng cà phê, phát triển kinh tế.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Ở Việt Nam, phụ nữ tham gia lãnh đạo từ rất sớm, gắn với mỗi thời kỳ

quan trọng đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong lịch sử, từ những năm 40 Công nguyên, Bà Trưng, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược để giành độc lập cho đất nước. Đến thời kỳ

phong kiến, Nguyên Phi Ỷ Lan, Dương Vân Nga… là những hình ảnh phụ nữ tham gia vào triều chính, lãnh đạo điều hành đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ

nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn rất nhiều hạn chế mà nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ” hay “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, phụ nữ ít được coi trọng, thậm chí khơng được khuyến khích đến trường, khơng được bổ nhiệm vào các chức vụ quản

lý của nhà nước đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Bởi trên

thực tế, người phụ nữ muốn thực sự làm chủ được bản thân, gia đình và xã hội cần vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, có thu nhập, có cuộc sống tinh

thần phong phú và một phong cách sống độc lập của riêng mình. Song, để có

thể là tốt cơng tác ngồi xã hội thì người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao

đẹp của người vợ, người mẹ. Những vai trị về giới ln là những hạn chế đối

với người phụ nữ trong quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội, các công việc của địa phương, cộng đồng. Trong những thập kỷ gần đây, để thực hiện

cam kết chính trị với nhân dân và thế giới về nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội, trong chủ trương, đường lối và chính sách,

pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác cán bộ nữ. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất

nước như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ đang dần được cải

thiện. Những nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế

ghi nhận, theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (Số liệu được sử dụng từ các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ trong vai trị lãnh đạo và những cơ sở thực tiễn tăng cường sự tham chính của phụ nữ

thuộc đề tài “Lý thuyết thiết chế giới và phụ nữ trong lãnh đạo chính trị:

Trường hợp của Việt Nam” do Quỹ Nafosted tài trợ) [16].

Cùng với những ghi nhận đạt được về bình đẳng giới nói chung và bình

đẳng trong tham chính nói riêng, Việt Nam ngày càng thể hiện tinh thần bình đẳng cơ hội giữa nam và nữ trong chính trị, quản lý đã được ghi nhận khẳng định với việc đặt ra các chỉ tiêu cụ thể. Kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược

quốc gia bình đẳng giới cho thấy, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%.

Số đại biểu nữ giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội có xu hướng tăng lên, cụ thể: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã tăng hơn 20% từ khóa I (2,5%) đến khóa XII (25,7%), trong đó 6/12 khóa có tỷ lệ nữ đại biểu

Quốc hội là 25% trở lên. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 – 2011 ở ba cấp đều dưới 30%, cụ thể cấp tỉnh đạt 23,88%, cấp huyện 22,94% và cấp xã đạt 20,1%. Nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt tỷ lệ như sau: cấp tỉnh đạt 11,3%, cấp huyện đạt 15,15%, cấp xã 17,98%. Tỷ lệ nữ ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đạt

8,57%, tỷ lệ nữ ủy viên dự khuyết đạt 12%. Đến giữa nhiệm kỳ Quốc hội

khóa XIV (tháng 6/2018), tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 27,6%, cao nhất trong 2 nhiệm kỳ gần đây, trong đó có 88 nữ đại biểu trúng cử lần đầu, có 41 nữ đại biểu dưới 40 tuổi, 41 nữ đại biểu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo

báo cáo của Liên minh các nghị viện thế giới, tại thời điểm cuối năm 2011, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đọa quản lý ở nước ta so với các quốc gia trên thế

giới vẫn còn thấp và là một trong 21 quốc gia có sự sụt giảm rõ rệt về tỷ lệ phụ nữ tham chính (tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo quản lý tại Việt Nam đứng thứ 43

trên thế giới, giảm so với thứ 36 vào năm 2010 và 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005) [7].

Đến tháng 6/2018, trong số 7 quốc gia (Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều

Tiên, Lào, Cộng hòa dân chủ Ả rập Xarauy, Tuốc-mê-nit-xtan và Việt Nam),

Thông qua các số liệu nêu trên có thể thấy, tỷ lệ nữ giới tham gia vào “tham chính” ở Việt Nam mặc dù có tăng lên, song vẫn còn nhiều hạn chế,

bởi những vai trò về giới, bản sắc giới đã ràng buộc người phụ nữ tham gia

vào các tổ chức chính trị - xã hội.

Độ tuổi của người có uy tín trong bài viết

Không chỉ khác biệt ở vùng miền, khu vực hay giới tính, độ tuổi của

người có uy tín tại các đồng bào dân tộc thiểu số cũng có nhiều chênh lệch.

Cụ thể:

Bảng 2.5. Độ tuổi của người có uy tín trong các bài viết

Đơn vị: Người

Độ tuổi của người có uy tín Số lượng Tỉ lệ %

30 – 40 tuổi 7 10.61

40 – 50 tuổi 10 15.2

50 - 60 tuổi 20 30.3

>60 tuổi 29 43.94

Tổng 66 100

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Người có uy tín là người tiêu biểu, có nhiều cơng lao đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc. Trong 6 tháng qua số lượng nhân vật người có uy tín phân theo độ tuổi đang được đặc biệt quan tâm với số

lượng bài viết tương đối cao gồm các bài viết liên quan đến từng thang độ

tuổi, chủ yếu ở 04 giai đoạn sau: từ 30 – 40 tuổi, từ 40 –50 tuổi, 50 -60 tuổi và trên 60 tuổi. Cụ thể, các bài viết về người có uy tín có độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm 11.1%, các bài viết về người uy tín ở độ tuổi từ 40 –50 tuổi là 15.2%,

50 -60 tuổi là 30.3% t và ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 41.3% đây cũng là độ tuổi có số lượng bài viết nhiều nhấ. Như vậy, qua bảng số liệu ta thấy nhóm ở

độ tuổi > 60 tuổi chiếm ưu thế cao hơn nhận được nhiều uy tín nhất đối với

Hộp 2.5. Dẫn chứng về độ tuổi của các nhân vật trong bài viết

Bà Lăng Thị Leo, dân tộc Sán Dìu ở thơn Đồng Bả, xã Hồ Sơn (huyện

Tam Đảo) năm nay đã 65 tuổi.

Anh Bàn Văn Tài, 23 tuổi tại xóm Tam Hịa, xã Tân Sơn.

Ơng Sùng A Tô (82 tuổi) : vận động người dân đẩy mạnh phát triển

kinh tế theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ trồng rừng, trồng

chè…

Già làng Lục Văn Quý, dân tộc Thái ở bản Táo, xã Trung Lý, huyện

Mường Lát năm nay đã gần 80 tuổi.

Dù tuổi đã xấp xỉ 80 nhưng tình yêu dành cho buôn làng vẫn không

thay đổi. Ông Kuk luôn trăn trở với tâm niệm làm thế nào để bà con đoàn

kết, cùng nhau sống hạnh phúc.

Chị Bàn Mùi Khe, 33 tuổi ở thôn Đại Thành, xã Ea M’droh, huyện Cư

M’gar là một trong số Người có uy tín trẻ tuổi nhất tỉnh Đăk Lăk.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi của người có uy tín tương đối khác biệt song, nhóm người có độ tuổi từ 40 – 60 tuổi thường được coi là “người có uy tín” hơn các nhóm tuổi cịn lại vì họ đang làm việc trong cơ quan nhà nước,

có nhiều nhiệt huyết, nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng chuyên môn và già dặn trong kinh nghiệm. Do đó, tỷ lệ người có uy tín ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi

chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi cịn lại. Mặc dù có sự chênh lệch về

độ tuổi của người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhưng ở nhóm độ tuổi nào

người có uy tín đều có vai trị quan trọng trong cuộc sống hiện nay và ở độ

tuổi nào họ cũng vẫn luôn cống hiến hết mình cho đất nước, góp phần xây

dựng và bảo vệ đất nước, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Đặc điểm cá nhân của người có uy tín

Như đã trình bày ở trên, những người có uy tín là người có độ tuổi chủ

đang giữ chức trưởng thô/bản/ấp, những người đã trải qua công tác lãnh đạo

từ cấp xã trở lên và là người có sự am hiểu trong cộng đồng… Cụ thể:

Bảng 2.6. Đặc điểm cá nhân của người có uy tín Đặc điểm cá nhân người có uy tín Số lượng Đặc điểm cá nhân người có uy tín Số lượng

(người) Tỉ lệ %

Già làng 17 25.8

Trưởng bản/thôn/ấp 15 22.7

Đã trải qua công tác lãnh đạo từ cấp xã trở lên 14 21.2

Người dân sự am hiểu trong cộng đồng 13 19.7

Trí thức trẻ 3 4.5

Chức sắc tôn giáo 4 6.1

Tổng 66 100.0

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

(NCUT có thể cùng lúc giữ nhiều vai trò trong cộng đồng DTTS - Tổng số: 66 người)

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, những người có uy tín chủ yếu là già làng chiếm 25.8%, trưởng bản/thôn/ấp chiếm 22.7%, là người dân am hiểu trong cộng đồng chiếm 19.7%, người đã trải qua công tác lãnh đạo từ cấp xã trở lên chiếm 21.2%. Trong khi đó, những người có chức sách tơn giáo hay trí thức

trẻ lại chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 6.1% và 4.5%. Trên thực tế, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển” (nghiên cứu trên trang báo dân tộc và phát triển online) (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)