Có chính sách hỗ trợ tiền xăng đi lại; mua thẻ bảo hiểm y tế cho Người có uy tín chưa có thẻ BHYT tạo thêm điều kiện để Người có uy tín tham gia q trình quản lý xã hội ở địa phương.
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp tiếp tục xây dựng các chương trình hành động với những nội
dung thiết thực hơn, để tiếp tục có những hoạt động mới hơn, góp phần vun
đắp mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào.
Đại biểu Người có uy tín đã đề xuất tới lãnh đạo UBDT tham mưu cho
Chính phủ có những chính sách về đào tạo nghề cho con em đồng bào
DTTS; hỗ trợ kinh phí để duy trì các lớp truyền dạy, bảo tồn chữ viết của đồng bào DTTS…
Một số đại biểu mong muốn thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần có
đồng bào xóa đói giảm nghèo; quan tâm hơn nữa đến chính sách bảo tồn văn
hóa dân tộc; bố trí kinh phí để Người có uy tín có điều kiện hồn thành tốt
nhiệm vụ.
Người có uy tín cũng đề xuất, kiến nghị với UBDT cần có thêm những
chính sách, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế; nâng cao chế độ cho Người có uy tín; đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng vùng DTTS…
Các đại biểu mong muốn Đảng, Nhà nước, UBDT có thêm những chính sách giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; tăng
cường tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ Người có uy tín.
Ln trăn trở làm sao để giúp bà con có đường giao thơng đi lại thuận
tiện để qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho người dân.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Tuy nhiên, vai trò trong việc “dân nguyện” của người có uy tín chưa
được người dân địa phương đánh giá cao. Thực tế cho thấy, công tác dân
nguyện tương đối khó khăn, do khơng thể đáp ứng được hết tâm tư, nguyện
vọng của người dân trong quá trình giải quyết các đơn thư, khiếu nại, trong
việc trưng cầu ý dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận các phương tiện truyền thơng, kinh nghiệm và trình độ học vấn, do đó, cơng tác “dân nguyện” của người có uy tín vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
2.3.2. Vai trò phát triển kinh tế
Đối với mỗi đất nước, phát triển kinh tế luôn là điều kiện để đánh giá sự
phát triển của quốc gia, đặc biệt là phát triển kinh tế của từng địa phương, khu vực. Ở cộng đồng dân tộc thiểu số, bằng uy tín của mình, người có uy tín đã thực hiện và vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết chống lại các biểu
hiện tiêu cực, lạc hậu, các tệ nạn xã hội, đi đầu trong các phong trào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Nhờ sự học tập, thử nghiệm mơ hình, trợ giúp
nguồn lực và đặc biệt là chuyển giao công nghệ, những người có uy tín góp
phần hỗ trợ người dân, giúp cho kinh tế địa phương đi lên một cách bền vững.