Phân cấp quản lý và phối hợp giữa chính quyền và Người có uy tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển” (nghiên cứu trên trang báo dân tộc và phát triển online) (Trang 90 - 95)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Phân cấp quản lý và phối hợp giữa chính quyền và Người có uy tín

Cấp uỷ có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức đảng ở

mỗi cấp, là cơ quan lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp mình, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, là đại biểu tiêu biểu cho việc thực hiện nguyên tắc tổ

chức cơ bản của Đảng. Cấp uỷ còn giữ vai trò trung tâm trong chỉ đạo công

tác xây dựng nội bộ đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Theo qui định người có uy tín tại cộng đồng chịu sự lãnh đạo, quản lý trực

tiếp của các cấp ủy đảng, chính quyền. Cấp tỉnh trực tiếp quản lý, vận động những người có phạm vi ảnh hưởng từ một huyện trở lên, hoặc phạm vi ảnh

hưởng hẹp hơn nhưng là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự;

những người có uy tín cịn lại do cấp huyện trực tiếp quản lý, vận động hoặc giao cho cấp xã thực hiện. Đội ngũ người có uy tín hiện nay ở nước ta được

cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện phát huy vai trị của mình trên mọi lĩnh vực,

đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của cách mạng. Người có uy tín đang ngày

càng thể hiện rõ vai trị của mình và đang từng bước phát triển, Người có uy tín trong cả nước năng lực, phẩm chất, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và cơng tác,

đạt những thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, an ninh quốc phòng là tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.

Tuy nhiên thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách đối với

chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cơng tác phát huy vai trị người có uy tín nên chưa quan tâm chỉ đạo, phân cơng quản lý, phân cấp vận động người có uy tín. Hiện nay, nhiều cấp uỷ đảng, kể cả một số đồng chí

đứng đầu cấp ủy chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm của Đảng về vai

trò của người có uy tín chưa thực sự coi người có uy tín là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ, chưa thấy hết tiềm năng, vai trị, vị trí của đội

ngũ người có uy tín nên việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chính sách đối với cơng tác này chưa đầy đủ, cịn có biểu hiện định kiến, khắt khe, cầu toàn, chưa quan tâm đến yếu tố uy tín xã hội nên đội ngũ cán bộ người có uy tín

phát triển chưa vững chắc, mất cân đối, thiếu đồng bộ, phân bố không đều ở

các địa phương, các khu vực.

Trong thời gian tới các cấp uỷ đảng nâng cao chất lượng việc ra nghị

quyết, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao nhận thức, quan điểm về công tác dân tộc nhất là cơng tác nâng cao vai trị của người có uy tín đối với cộng

đồng địa phương. Trước hết, cần nâng cao chất lượng chuẩn bị và ra nghị

quyết về người có uy tín, xác định đúng đắn, chính xác mục đích, yêu cầu,

nhiệm vụ chính trị, các chủ trương trong cơng tác người có uy tín của Đảng

phù hợp với nhu cầu thực tế, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của cộng đồng người dân tộc thiểu số và quy luật phát triển của cuộc sống. Đẩy mạnh bồi

dưỡng, nâng cao nhận thức giới cho cán bộ, đảng viên; đặc biệt là cán bộ lãnh

đạo, quản lý, cán bộ hoạch định chính sách các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở về vai trị của người có uy tín.

Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết. Quán triệt, làm thấu suốt tinh thần, nội dung cơ bản của các nghị quyết, chỉ thị, quyết định... về người có uy tín và hoạt động của người có uy tín đến nhân dân, đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt phương

châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác về người có uy tín để lựa chọn đúng người, đúng vị trí, đúng trách nhiệm, có uy tín thực

dựng đội ngũ người có uy tín nữ nhằm đảm bảo ngun tắc Đảng thống nhất

lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong đó có người có uy

tín, đồng thời phát huy tối đa tinh thần dân chủ trong công tác đối với người

có uy tín.

Để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, các cấp uỷ đảng cần tăng

cường chỉ đạo, phối hợp với chính quyền sớm thể chế hoá, cụ thể các nội

dung nghị quyết của Đảng thành những văn bản mang tính pháp lý về mặt nhà nước. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ sở cần đề ra chương trình hành động cụ thể phù hợp với đặc điểm riêng của mình. Sau quá trình chỉ đạo và kiểm tra nghị quyết, các cấp uỷ đảng cần đặc biệt chú trọng công tác tổng kết thực tiễn.

Tăng cường vai trị người đứng đầu. Người đứng đầu (bí thư cấp uỷ các cấp), bí thư đảng đồn, bí thư ban cán sự đảng, trưởng các ban ngành từ trung ương

đến cơ sở phải tự mình nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất trong cấp uỷ đảng, cơ quan, ban ngành, đoàn thể về công tác dân tộc đặc biệt là đối với

người có uy tín; lãnh đạo thực hiện chủ trương về cơng tác cán bộ lựa chọn

người có uy tín sao cho có hiệu quả thiết thực. Trong lãnh đạo, quản lý người có uy tín, cùng với sự trân trọng, nghiêm túc, rất cần sự ứng xử có tính chất

tâm lý: Khích lệ, động viên người có uy tín đúng lúc, kịp thời, có phương

pháp tế nhị mà sâu sắc, thích hợp. Để làm tốt công tác dân tộc nhất là đối với người có uy tín cần chú ý cả quan điểm và cách làm. Người đứng đầu và các

cấp uỷ đảng tăng cường công tác bồi dưỡng, phát triển lựa chọn những người có uy tín là những người đã được rèn luyện qua thực tiễn công tác.

Đối với cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ

chức thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát huy vai trị của người có uy tín; phân cơng nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành, các cấp; cân đối, bố trí nguồn kinh phí của địa phương đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách

đối với người có uy tín. Định kỳ hằng năm cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức,

kỹ năng về công tác vận động quần chúng, cần thường xun cung cấp thơng tin, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách mới cho người

có uy tín. Tạo điều kiện cho người có uy tín tham gia hoạt động, phát huy vai

trò của họ đối với các lĩnh vực của đời sống, xã hội, nhất là tham gia góp ý

xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương. Đồng thời, tăng cường phối hợp với chính quyền, các ngành chức

năng, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bồi dưỡng, cung cấp thơng tin, phát huy vai trị của người có uy tín. Mời người có uy tín tham dự các hội nghị chuyên đề, giao ban, sơ kết, tổng kết công tác Mặt trận hàng năm, các

hoạt động lớn do MTTQ và các đoàn thể tổ chức để người có uy tín có cơ hội trao đổi, thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến. Các văn bản của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cần triển khai cùng với nội dung nhiệm vụ cụ thể

gửi cho người có uy tín, đề nghị phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.

Đặc biệt, cần thường xuyên giữ mối liên hệ, thăm hỏi, động viên kịp thời đối với người có uy tín trên địa bàn. Ủy ban MTTQ cấp xã định kỳ (hằng

tháng hoặc hằng quý) gửi phiếu phản ánh để người uy tín trên địa bàn phản

ánh thơng tin về tình hình nhân dân, các vấn đề đáng chú ý ở địa phương, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn mà người có uy tín cư trú. Trên cơ sở đó tổng hợp, phản ánh với cấp ủy, chính quyền

cùng cấp và Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp. Bên cạnh đó, quan tâm phối

hợp tạo điều kiện hỗ trợ để người có uy tín trở thành những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đồn kết dân tộc

Như vậy có thể rút ra những giải pháp cụ thể sau đối với cấp ủy trong

cơng tác về người có uy tín

- Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của một số cấp ủy,

chính quyền địa phương, cơ sở về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại địa phương.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện tốt chính sách dân tộc, người có uy tín; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, vùng

khó khăn, từng bước nâng cao đời sống đồng bào có đạo, tạo điều kiện để đồng bào hòa nhập vào sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước.

- Thường xuyên chỉ đạo củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững

mạnh, hoạt động thường xuyên, có hiệu quả; kịp thời nắm tâm tư, nguyện

vọng của người có uy tín cũng như của cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa

phương thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Cần xác định rõ mơ hình, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng người có uy tín. Bên cạnh đó, cần làm sáng tỏ cơ chế phối hợp giữa lực lượng người có uy tín với hệ thống chính trị cơ sở, phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác.

Đặc biệt ở các, vùng biên giới giáp ranh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến

phức tạp về an ninh chính trị...

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng, sử dụng lực lượng người có uy tín, phát huy vai trị của họ trong sinh hoạt cộng đồng, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng người có uy tín khơng ngừng nâng cao, trau dồi kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục vận động đồng bào các dân tộc tại địa bàn dân cư, ln

giữ vai trị nòng cốt trong việc chấp hành ðýờng lối, chủ trýõng của Ðảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nýớc, là tấm gýõng sáng ðể nhân dân noi theo. - Phát triển lực lượng người có uy tín có lập trường chính trị vững vàng, nắm bắt nhanh nhạy xu hướng, diễn biến dư luận trong cộng đồng dân cư, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các điểm nóng trên địa bàn.

- Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng cốt cán trong tôn giáo, đảm bảo hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các

nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách chăm lo, thăm hỏi, động viên

khen thưởng thỏa đáng đối với người có uy tín nhằm thu hút vận động sự đóng góp tham gia của họ vào xây dựng hệ thống chính trị.

- Có giải pháp thiết thực giúp đỡ những cá nhân người có uy tín cả về đời sống vật chất và tinh thần, giải quyết các nhu cầu chính đáng để phát huy

vai trị, ảnh hưởng tích cực của họ trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo, từ đó gắn bó lâu dài với chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển” (nghiên cứu trên trang báo dân tộc và phát triển online) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)