Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng

hàng thương mại

1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng

1.3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển ngân hàng

Hiện nay,có ngân hàng định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán bn, nhưng cũng có ngân hàng định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ. Do đó, để trở thành ngân hàng bán lẻ tiên phong tốt nhất, địi hỏi ngân hàng phải có các chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn, thích hợp như: chiến lược cạnh tranh, chiến lược tìm kiếm thị trường, chiến lược khách hàng…

1.3.1.2. Năng lực tài chính

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đòi hỏi phải có quy mơ vốn lớn và vững chắc để đảm bảo giúp ngân hàng tăng trưởng ổn định và đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa cơng nghệ đáp ứng hoạt động kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngồi ra, ngân hàng sẽ bớt rủi ro trong sự biến động của các yếu tố như: lãi suất, tỷ giá, hay sự suy thối của nền kinh tế…với một tiềm lực tài chính đủ vững mạnh.

1.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình hoạt động kinh doanh. Hoạt động ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng việc phải có chất lượng cao, được đào tạo thường xuyên và hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp để tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đề cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng cởi mở, lịch sự, tôn trọng để giúp ngân hàng thu hút và mở rộng được khách hàng, tạo ra sự khác biệt với những ngân hàng khác. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cung cấp cho khách hàng.

1.3.1.4. Trình độ và ứng dụng công nghệ

Công nghệ thông tin đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của các ngân hàng. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến vào hoạt động kinh doanh ngân hàng giúp ngân hàng hồn thiện hơn mơi trường làm việc cũng như gia tăng tốc độ xử lý cơng việc, xử lý các giao dịch. Ngồi ra, giúp ngân hàng tăng tính an tồn, bảo mật cao giảm thiểu rủi ro do thiếu thơng tin chính xác cũng như rị rỉ thơng tin về các khách hàng.

1.3.1.5. Mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới kênh phân phối có vai trị rất tích cực. Nó chính là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng. Mặt khác, kênh cung ứng này còn nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu gia tăng của khách hàng. Từ đó ngân hàng có thể hồn thiện hơn về sản phẩm, cải tiến mọi mặt nhằm thỏa mãn với yêu cầu khách hàng.

1.3.2. Các yếu tố bên ngồi ngân hàng

1.3.2.1. Mơi trường kinh tế - xã hội

Mơi trường kinh tế xã hội có tác động khơng nhỏ đến phát triển DVNH bán lẻ.

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: tốc độ phát triển, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đối…ảnh hưởng trực tiếp khơng nhỏ tới thu nhập và tâm lý tiêu dùng của mỗi người. Khi kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, người dân và các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng thu nhập, do đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cao hơn như: gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng, dịch vụ thanh toán chuyển tiền… trở thành nhu cầu rất thiết yếu. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khơng tốt dẫn tới thất nghiệp gia tăng thì nhu cầu tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng giảm đi, ảnh hưởng tới hoạt động các ngân hàng.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí cũng có tác động khơng nhỏ tới phát triển DVNH bán lẻ. Chính thói quen cũng như tâm lý thường thay đổi chậm hơn so với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tiên tiến với việc tham tích lũy tiền mặt, chưa thích nghi với các phương tiện thanh tốn như ATM vì mọi người cho rằng dùng tiền mặt sẽ thuận tiện hơn. Hoặc tâm lý không ổn định, tâm lý bầy đàn, thiếu chuyên nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng DVNH cung cấp, và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cung cấp các DVNH.

1.3.2.2. Mơi trường chính trị - pháp luật

Hoạt động của ngân hàng cũng như các nghành nghề khác, đều bị ảnh hưởng bởi tính ổn định chính trị, hành lang cơ sở pháp lý nhất lại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm là tài chính tiền tệ thì hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối rõ ràng nhất. Một môi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật sẽ khiến cho khách hàng và ngân hàng gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết và dễ gặp rủi ro. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng cũng như các khách hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

1.3.2.3. Môi trường công nghệ

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, mọi ngân hàng đều phải cố gắng nâng tầm để có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới. Chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa hội nhập ngân hàng chính là CNTT. Cùng với sự cải tiến và phát triển không ngừng, ứng dụng CNTT sản phẩm làm rút ngắn chu kỳ sống của các sản phẩm, phương thức quản lý kinh doanh ngân hàng cũng thay đổi theo, hình thành hệ thống thơng tin khách hàng tập trung cũng như đem lại những thay đổi không nhỏ trong phương thức phân phối SPDV tài chính. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin được thể hiện qua:

Một hệ thống ngân hàng cồng kềnh phải có cơng nghệ cao không những để lưu trữ mà còn xử lý dữ liệu để cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến như: Homebanking, Phone banking, Internet banking, Mobile banking…một cách dễ dàng.

Để triển khai nhiều sản phẩm DVBL tiên tiến như: “chuyển tiền tự

động, các sản phẩm huy động vốn từ dân cư như: Tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm cho vay như: cho vay tiêu dùng, các dịch vụ thẻ”…thì

cơng nghệ hỗ trợ phần nhiều.

Nhờ công nghệ cao, công tác quản lý trở nên tốt hơn bằng việc trao đổi thơng tin nhanh gọn, mơ hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán được hồn thiện hơn như: “trung tâm chuyển tiền – giao dịch chuyển tiền,

trung tâm xử lý thẻ - giao dịch thẻ”. Bên cạnh đó, cũng làm cho phương thức

quản trị trong ngân hàng được củng cố và nhanh hơn.

1.3.2.4. Khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại

Các loại hình kinh doanh ngồi các ngân hàng như: bảo hiểm, cơng ty tài chính, các tổ chức tài chính nước ngồi…đang tham gia tích cực và có biến chuyển lớn vào nền kinh tế tị trường. Để hoạt động ngân hàng phát triển thì cần phải thu hút nhiều khách hàng hơn, do đó cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng sẽ lớn hơn rất nhiều. Chắc chắn ngân hàng nào cũng muốn khách

hàng sử dụng các sản phẩm của mình. Điều này càng địi hỏi nội lực tài chính tốt bên trong ngân hàng. Ngân hàng phải có chiến lược rõ ràng, định hướng vững chắc cũng như phải luôn ln tạo ra những SPDV có chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ hơn đối thủ cạnh tranh. Việc các ngân hàng giảm chi phí hoạt động, khơng ngừng đổi mới cơng nghệ để duy trì năng lực cạnh tranh của mình đồng nghĩa với yêu cầu này.

Việc theo dõi thường xuyên hoạt động của đối thủ cạnh tranh là tiền đề căn cứ cần thiết trong việc khai thác và phát triển danh mục SPDV của một ngân hàng và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)