Huy động nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu vấn đề phát huy vai trò của công đoàn việt nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay (Trang 50)

Số lượng doanh nghiệp ngày càng phát triển, có mặt trong tất cả các ngành kinh tế, phản ánh khả năng huy động vốn từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của chủ nghĩa xã hội. Yếu tố tích cực này đặc biệt rõ nét khi Luật doanh nghiệp được thực thi. Cụ thể, năm 1991 mới có 3.544 tỷ đồng, năm 1999 tăng lên 21.000 tỷ đồng, đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp ra đời đến năm 2003, tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp tư nhân đăng ký đạt 145.000 tỷ đồng, tức gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời kỳ, cao hơn vốn đầu tư nước ngoài, cao gấp 4 lần so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân 9 năm trước đó cộng lại.

Từ năm 2005 - 2008, tỷ trọng vốn đầu tư của các DNNQD trong tổng vốn đầu tư của tồn xã hội tăng lên nhanh chóng: từ 27% năm 2005 lên 35% năm 2006, khoảng 40% năm 2007 và 42 % năm 2008.

Nếu so sánh đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngồi thì có một thực tế khá rõ nét là, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ diễn ra ở một số tỉnh thành phố có đặc thù riêng và có vị trí thuận lợi thì đầu tư của tư nhân xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Theo số liệu thống kê cho thấy đầu tư của tư nhân trong nước tăng nhanh hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, điều này cho thấy thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trị quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu vấn đề phát huy vai trò của công đoàn việt nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w