Khi luận chứng vai trò của Cơng đồn trong xã hội tư bản, C.Mác khẳng định: Hoạt động của Cơng đồn nhằm cố gắng chặn đứng cuộc tấn công không ngừng của tư bản và những người lao động; cần làm cho những Cơng đồn trở thành những trung tâm tổ chức của giai cấp công nhân, tập hợp quần chúng đấu tranh chống lại chế độ nô lệ làm thuê và quyền lực của tư bản để công nhân thốt khỏi cảnh thất nghiệp, bãi cơng, đói rách, để họ vươn lên trở thành nhân tố cơ bản xây dựng xã hội mới. Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng khẳng định xây dựng chủ nghĩa cộng sản về thực chất có ý nghĩa kinh tế, và việc quan tâm đến lợi ích của người lao động, tham gia giải quyết việc làm cho họ trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và mang những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của tổ chức Cơng đồn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, cơng đồn cần xác định rõ thêm vai trò và địa vị đại diện người lao động của mình có biện pháp thiết thực để bảo vệ lợi ích của người lao động. Cơng đồn là người đại diện, người bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, phát huy tác dụng xã hội về lĩnh vực việc làm, là công việc quan trọng và vẻ vang. Ngày nay lao động là một trong những nhân tố tiến mạnh vào nền kinh tế thị trường, khiến cho người sử hữu lao động - người lao động, đối mặt với cạnh tranh thị trường, đồng thời cũng đối mặt với thất nghiệp. Bởi vậy, việc làm là vấn đề quan trọng bậc nhất của quan hệ lao động, trực tiếp quan hệ đến đời sống và sự sinh tồn của người lao động, quan hệ đến ổn định xã hội và phát triển liên tục, nhanh chóng của nền kinh tế. Xử lý tốt vấn đề việc làm là nhiệm vụ khơng thể coi nhẹ trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
Khi giải quyết vấn đề này, cơng đồn đã hướng vào các việc làm sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế làm việc ba bên:
Kinh tế thị trường phải được pháp chế hố. Chính phủ có trách nhiệm trực tiếp đặt ra quy định pháp luật, pháp quy có liên quan. Cơng đồn là tổ chức xã hội quan trọng, đại diện cho lợi ích của người lao động, có kiến nghị tích cực tham gia q trình lập pháp và
đặt ra giải pháp, chính sách hữu quan, tạo căn cứ pháp luật ổn định cho Cơng đồn trong quá trình bảo vệ quyền làm việc của người lao động.
Cơng đồn một mặt có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ đặt kế hoạch, cùng Chính phủ xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác cũng giám sát hoạt động của Chính phủ. Tác dụng này, chủ yếu thơng qua tình hình thực hiện đầy đủ chính sách hữu quan về vấn đề việc làm, tăng cường giám sát, kịp thời, phản ánh những vấn đề tồn tại với các bộ phận có liên quan, phản ánh ý kiến và yêu cầu của người lao động, cùng bàn biện pháp giải quyết.
Việc tham gia giám sát của Cơng đồn đã dựa trên cơ sở khoa học, điều tra phân tích đời sống thực của người lao động. Vấn đề việc làm là một vấn đề cực kỳ phức tạp, bao hàm nhiều lĩnh vực xã hội. Cơng đồn là người đại diện và bảo vệ lợi ích của người lao động, tận dụng ưu thế của tổ chức, quan hệ chặt chẽ với quần chúng, phản ánh với bộ phận chính quyền hữu quan và đề ra kiến nghị hợp lý, thúc đẩy việc soạn thảo pháp luật, pháp quy có liên quan, xúc tiến việc hình thành chính sách, giải pháp việc làm. Những năm gần đây, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam rất coi trọng vấn đề này. Công tác điều tra, nghiên cứu của cơ quan Tổng Liên đoàn đã có bước tiến triển rõ rệt, cung cấp cho Chính phủ những căn cứ quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm, đời sống của người lao động.
Để xử lý đúng đắn mối quan hệ ba bên trong khi giải quyết vấn đề việc làm, Cơng đồn chủ yếu dựa vào việc cùng Nhà nước và cơ quan hữu quan tiến hành thương lượng. Về lâu dài, xây dựng cơ chế ba bên nhằm hướng tới việc xây dựng ổn định cơ cấu các bên liên quan. Có thể nghĩ tới việc thơng qua phương thức hội nghị liên tịch định kỳ trước, từ đó mà Cơng đồn kịp thời tham gia soạn thảo các chính sách pháp quy về việc làm của Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương, tham gia quản lý vấn đề việc làm hữu quan, sau đó, từng bước xây dựng cơ chế hiệp thương ba bên ở tầm cao.
Trong các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lao động của người lao động trong việc xây dựng chế độ bình đẳng thương lượng. Trong cơng tác này phải coi việc bảo vệ quyền lao động của người lao động làm nội dung quan trọng của việc ký kết thoả ước tập thể. Trong
văn bản hợp đồng tập thể, vấn đề xúc tiến việc làm, bồi dưỡng nghề nghiệp phải được liệt vào điều khoản quan trọng.
Trong bình đẳng thương lượng muốn có hiệu lực, Cơng đồn phát huy đầy đủ tác dụng bảo hộ quyền lao động của người lao động, tránh và giảm thất nghiệp xuống mức thấp nhất. Đối với việc cắt giảm lao động có tính kinh tế của đơn vị sử dụng lao động. Cơng đồn giám sát chặt chẽ, nghiêm khắc chấm dứt tình trạng sử dụng lao động theo kiểu tuỳ ý cắt giảm người. Bảo đảm đời sống cơ bản cho công nhân viên chức lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đối với người lao động bị giảm biên chế, Cơng đồn phải đốc thúc đơn vị sử dụng lao động bồi thường kinh tế theo luật định.
Hiện nay, kết cấu ba bên trong lĩnh vực quan hệ lao động đang hình thành trong doanh nghiệp, Cơng đồn đã cố gắng xây dựng cơ chế việc làm hợp tác ba bên trong các doanh nghiệp, chủ yếu thơng qua bình đẳng thương lượng, và ký kết thoả ước tập thể giữa Cơng đồn và xí nghiệp. Tuy chế độ bình đẳng thương lượng đã có cơ sở pháp luật, được Nhà nước thừa nhận, nhưng muốn xây dựng chế độ này trong các xí nghiệp, tiến tới xây dựng bình đẳng thương lượng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, làm cho chế độ hợp đồng lao động thực hiện đồng bộ vẫn đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Cơng đồn.
Thứ hai, sử dụng tốt các giải pháp chống thất nghiệp. Nhìn vào hiện trạng phần lớn
nhân viên thôi việc ở DNNQD, chúng ta nhận định rằng, con đường căn bản giải quyết vấn đề này là đi sâu cải cách doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đó, một trong những đối sách của Cơng đồn là giúp đỡ lãnh đạo doanh nghiệp triển khai nhiều loại hình kinh doanh, đổi mới kỹ thuật, động viên người lao động cùng doanh nghiệp vượt khó khăn, khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, để đạt được mục đích giảm số cơng nhân khơng có việc làm đến mức thấp nhất.
Cơng đồn phát động người lao động khai thác đầy đủ tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, tăng cường khả năng giải quyết nội bộ số người dư thừa của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp, xã hội và người lao động đều là việc hữu ích.
Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, nhiều tầng lớp. Cơng tác giáo dục phải nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ và năng lực chun mơn của người lao động. Mục đích nâng cao trình độ văn hố kỹ thuật của người lao động là để
cho người lao động thích nghi với sự phát triển vượt bậc của sản xuất công nghiệp của chất lượng sản phẩm và tiến bộ kỹ thuật.
Cơng đồn các cấp, các địa phương sử dụng tốt các trường dạy nghề, trường kỹ thuật, làm tốt công tác giáo dục bồi dưỡng người lao động, xây dựng chương trình giáo dục nghề nghiệp phải thích hợp với điều chỉnh kết cấu việc làm. Phải nắm vững nguyên tắc “học để hành”, căn cứ vào phương hướng phát triển kết cấu sản xuất công nghiệp địa phương, kết cấu kỹ thuật và nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động để điều chỉnh, xác định phương hướng đào tạo bồi dưỡng không ngừng nâng cao khả năng tìm lại việc làm. Các cơng đồn cơ sở cũng căn cứ vào nhu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp, tích cực triển khai hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tích cực triển khai hoạt động tự học qua sách: học lý luận, học văn hoá, học kỹ thuật, học quản lý, học pháp luật, bồi dưỡng những kỹ năng cho người thôi việc, tạo điều kiện cho họ chuyển cơng tác.
Thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật. Trong đối sách việc làm của các nước cơng nghiệp hố theo kinh tế thị trường đều đặt công tác bồi dưỡng tay nghề, đào tạo nghề ở vị trí rất quan trọng. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu phù hợp sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất cao hơn nữa kể cả về trình độ văn hố và năng lực thích ứng với kỹ thuật mới. Do đó, chính sách nâng cao tay nghề của Cơng đồn nêu ra phù hợp với lợi ích của người lao động, cũng rất có ích cho việc giải quyết vấn đề việc làm, thúc đẩy sự chuyển đổi phương thức kinh tế.
Cơng đồn hướng dẫn cho người lao động thay đổi quan niệm chọn nghề. Thay đổi quan niệm về việc làm là khâu quan trọng thúc đẩy tìm lại việc làm của người thơi việc và người thất nghiệp. Do đó, Cơng đồn các cấp cần tun truyền giáo dục cho người lao động, hướng dẫn họ thay đổi quan niệm, xây dựng quan điểm việc làm thích hợp với u cầu của kinh tế thị trường. Cơng tác này chủ yếu bao gồm:
Cơng đồn phải giúp đỡ công nhân lao động xây dựng quan niệm mới về tự lập nghiệp, tự chọn nghề. Đối với một số người lao động vẫn còn tồn tại quan niệm cũ: chỉ vào được doanh nghiệp Nhà nước mới coi là chính thức có việc làm, Cơng đồn cần phải giúp đỡ họ xác định quan niệm mới: bất kể loại nghề nghiệp nào, nếu lao động chân
chính đều là vinh quang. Đồng thời, Cơng đồn phải giáo dục người lao động khơng ngừng nâng cao phẩm chất trình độ và năng lực tham gia giải quyết việc làm. Đối với người lao động thôi việc, Công đồn càng cần phải hết lịng giúp đỡ và khuyến khích họ điều chỉnh tâm lý, xây dựng lịng tin, kết hợp nguyện vọng chọn nghề với khả năng thực tế, nỗ lực nắm chắc cơ hội tìm lại việc làm.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ chuyển đổi dần từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì vậy cịn có những mặt chưa được hồn thiện cần phải có thời gian tương đối dài mới có thể thích ứng được với cơ chế thị trường. Cơng đồn cần phải giúp đỡ người lao động tìm hiểu tri thức thông thường về kinh tế thị trường, tức là vừa thấy được tính ưu việt của kinh tế thị trường XHCN, vừa thấy được nhiệm vụ khó khăn gian khổ mà trong thời kỳ chuyển đổi họ phải đối mặt, để mọi người có sự chuẩn bị nhất định trong thời kỳ chuyển đổi và có thể thích ứng với thị trường.
Phát triển mạnh tổ chức kinh tế cơng đồn, trực tiếp cung cấp việc làm mới cho người thôi việc ở doanh nghiệp và người thất nghiệp. Cơng đồn các cấp tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và các cơ quan hữu quan tại địa phương, tận dụng các chính sách ưu đãi, xây dựng các tổ chức kinh tế để sắp xếp việc làm cho người thôi việc và người thất nghiệp.
Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển kinh tế thị trường cho thấy, tiến bộ khoa học và quản lý hiện đại hố có thể giúp nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất. Tác dụng này trước hết vẫn thể hiện ở các doanh nghiệp lớn. Cùng với yêu cầu nâng cao chất lượng lao động, là yêu cầu giảm số lượng lao động ở các doanh nghiệp lớn. Thu nhận lao động trong xã hội chủ yếu dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó hiện nay các nước phương Tây đặc biệt coi trọng việc giúp đỡ các doanh nghiệp tập trung đông lao động và doanh nghiệp nhỏ phát triển, làm đối sách quan trọng khai thông con đường việc làm.
Thời kỳ chuyển đổi, kinh tế thị trường phát triển chưa hoàn thiện, chế độ bảo hiểm xã hội chưa phát huy đầy đủ tác dụng, thì việc các ban ngành hữu quan của Nhà nước đứng ra thực hiện kế hoạch tái tạo việc làm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc trợ cấp xã hội, bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, tìm lại việc làm cho những người thất nghiệp và
lao động dôi dư. Những vấn đề lớn như vậy khơng thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, đồng thời cũng cần thiết có sự tham gia tích cực của Cơng đồn và các tổ chức chính trị - xã hội.