Kinh nghiệm về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng thiên hà (Trang 41 - 45)

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp

1.3.1.1 Cơng tác quản trị chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đức

Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Đức có sự gắn kết với kế tốn tài chính và đề cao thơng tin kiểm sốt nội bộ, hệ thống thơng tin dự toán được coi trọng.

Vào những năm 1940, Hans Georg Plaut đã đưa ra phương pháp quản trị chi phí dự tốn. Đây là phương pháp quản trị chi phí trên cơ sở dự tốn linh hoạt áp dụng cho các

doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ ở Đức. Trên cơ sở xác định các trung tâm chi phí nhằm cung cấp, sự tiêu dùng nguồn lực của các trung tâm, phương pháp này đã đề xuất một cách có hệ thống và chính xác phương pháp tính tốn và phân bổ chi phí cho các sản phẩm, dịch vụ đồng thời đề cập đến việc sử dụng các chi phí khác nhau cho các mục đích khác nhau của nhà quản trị. Như vậy đặc điểm nổi bật của quản trị chi phí là phân chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm chi phí nhằm thực hiện kiểm sốt chi phí với khuynh hướng đề cao chức năng kiểm soát nội bộ và gắn kết chặt chẽ với kế tốn tài chính.

1.3.1.2 Quản trị chi phí của các doanh nghiệp Trung Quốc

Phương pháp chi phí tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc như là một công cụ trong khâu lập kế hoạch. Kế tốn quản trị chi phí đã được xem là bộ phận chuyên môn, là phân hệ quan trọng của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trường đại học Nanjing (1997) các nội dung của kế toán quản trị ở Trung Quốc được ứng dụng nhiều: Quản lý chi phí theo từng loại chi phí, phân tích xu hướng chi phí (68%); phân tích điểm hịa vốn (67%); kiểm soát các dự toán cơ bản (40%). các quyết định của nhà quản trị ở đây dựa trên các phương pháp định tính và thống kê kinh nghiệm.

1.3.1.3 Quản trị chi phí của các doanh nghiệp ở Pháp

Hệ thống sổ sách và báo cáo của kế tốn quản trị chi phí tách rời với kế tốn tài chính. Kế tốn quản trị chi phí ở Pháp coi trọng vào việc xác định và kiểm sốt chi phí bằng cách chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm trách nhiệm, phân tích đánh giá và tìm nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự tốn. Việc phân bổ chi phí được thực hiện bằng cách xác định các đơn vị phân bổ (còn gọi là tiêu chuẩn phân bổ). Kế toán quản trị chi phí phản ánh chi phí của từng hoạt động, từng ngành hàng, từng sản phẩm. Hệ thống tài khoản kế toán quản trị chi phí được xây dựng riêng, gồm các tài khoản kế tốn phản ánh chi tiết tình hình mua bán tài sản hàng hóa, cơng nợ và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động trong doanh nghiệp.

1.3.1.4 Quản trị chi phí của các Cơng ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại BCD

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại BCD là một đơn vị có năng lực về tài chính và kinh nghiệm thi công xây lắp các lĩnh vực mạnh trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên và khu vực phía Bắc đồng thời là đơn vị chuyên cung cấp vật tư, thiết bị y tế cho các bệnh viện. Tuy nhiên cơng tác quản trị chi phí vẫn gặp một số vấn đề sau: - Hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí nhằm phục vụ mục tiêu kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng. Thực tế hiện nay, qua kết quả nghiên cứu khảo sát tại công ty, hầu hết đều chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu quản trị chi phí, để từ đó phân tích thơng tin sự biến động của các loại chi phí này nhằm có thể kiểm sốt chặt chẽ chi phí phát sinh, qua đó có thể đánh giá được trách nhiệm của các bộ phận trong tổ chức, giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, thích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động xây dựng cơng trình.

- Xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong xây dựng là dự toán được lập theo từng hạng mục cơng trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí nên hầu hết các cơng ty xây dựng thường xác định phạm vi và phân loại chi phí xây dựng theo mục đích, cơng dụng của chi phí để có thể so sánh, kiểm tra chi phí xây lắp thực tế phát sinh với dự tốn. Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành này tại cơng ty có tác dụng rất lớn cho yêu cầu quản lý chi phí của hợp đồng xây dựng theo dự toán, đồng thời cung cấp thơng tin cho cơng tác tính giá thành sản phẩm xây dựng, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong doanh nghiệp cũng như kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản chi phí hiện nay chưa được xác định và phân loại theo cách ứng xử của chi phí, như là biến phí và định phí, vì vậy những thơng tin về chi phí khơng đáp ứng được yêu cầu phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

- Xây dựng định mức: Qua khảo sát thực tế cho thấy tại công ty hiện nay, việc thực hiện khốn thi cơng cơng trình là chủ yếu, mà trong thực hiện khốn thì định mức chi phí là rất quan trọng, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Đối với dự tốn chi phí của hợp đồng xây dựng: Các doanh nghiệp xác định tổng dự tốn cơng trình, đây chính là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng cơng trình thuộc dự án được tính tốn cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hay thiết kế kỹ thuật thi công, sau đó lập dự tốn chi tiết cho từng hạng mục cơng trình mà doanh

nghiệp thực hiện thi cơng. Giá trị dự tốn xây dựng cơng trình được xây dựng dựa trên nội dung từng khoản mục chi phí của tổng dự tốn cơng trình hay có thể dựa trên thiết kế của chủ đầu tư và sử dụng đơn giá tổng hợp để xác định tổng chi phí của cơng trình. Sau đó sẽ dựa vào bảng chiết tính đơn giá để tách riêng từng loại nội dung chi phí cho từng phần việc chi tiết rồi tổng hợp chi phí cho cả cơng trình. Đây là cơ sở để cơng ty lập kế hoạch khối luợng công tác xây dựng, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành xây dựng của doanh nghiệp.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty

Nghiên cứu tại các nước phát triển đã có bề dày trong việc phát triển kế tốn quản trị chi phí trên cả phương diện lý luận và thực tiễn sẽ là tiền đề cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tiếp thu và vận dụng. Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn các nước lại rất đa dạng và phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp một số nước trên thế giới và tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp tại Việt nam sẽ giúp các doanh nghiệp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh qua một số kinh nghiệm sau:

- Chi phí cần được nhận diện một cách rõ ràng, đầy đủ theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và nắm rõ tất cả các khoản chi phí phát sinh từ đó giúp các nhà quản trị quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Trên cơ sở nhận diện chi phí và tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp xác định chi phí phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

- Chú trọng xây dựng và thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và hệ thống dự tốn trong q trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến phân tích chênh lệch phí (chi phí thực tế và chi phí dự tốn), tìm ngun nhân sai lệch, điều chỉnh kịp thời.

- Nghiên cứu ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đưa ra quyết định số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ trong điều kiện và khả năng của doanh nghiệp để đạt được mức lợi nhuận tối ưu. Cần chú trọng đến việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với các chi phí bỏ ra.

cơng tác tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng nhân nhân lực, nhân công trong công việc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các nước có nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, trên cơ sở vận dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống nhằm tăng cường kiểm sốt chi phí và ra quyết định quản lý trong doanh nghiệp. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh khoa học, hiệu quả là cơ sở góp phần nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng thiên hà (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)