1.2. Lý luận về sử dụng chuẩn nghềnghiệp để đánh giá giáo viên mầmnon
1.2.2. Ngƣời giáo viên mầmnon
* Vai trò của ngƣời giáo viên mầm non.
Có thể nói: Giáo viên mầm non là ngƣời thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách con ngƣời trong xã hội tƣơng lai nhƣ thế nào phụ thuộc rất lớn vào nền móng giáo dục mầm non ban đầu này. Nghiên cứu về bậc học mầm non, các nhà khoa học giáo dục ở Việt Nam và thế giới đã chỉ rõ: ỘSo với cả cuộc đời thì ở lứa tuổi mầm non, con ngƣời có tốc độ phát triển cực nhanh. Nếu coi toàn bộ trắ lực của con ngƣời ở độ tuổi 17 là 100% thì có đến 50% đƣợc hình thành từ trƣớc 4 tuổi. Nói cách khác 4 năm phát triển
trắ lực của lúc đầu bằng 13 năm phát triển sau đóỢ. Ngay từ xa xƣa, ơng cha ta đã nhắc nhở: ỘDạy con từ thuở cịn thơỢ.
Chắnh vì vậy xã hội và gia đình cần nhận thức: Giáo dục mầm non là nền tảng ban đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó có những chủ trƣơng, biện pháp thắch hợp để xây dựng ngành GDMN ngày càng vững mạnh, phấn đấu thu hút toàn bộ số trẻ trong độ tuổi đến trƣờng mầm non.
Trong trƣờng mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ em. Ngƣời giáo viên mầm non phải phát hiện năng khiếu ban đầu, định hƣớng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn vun đắp tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh. Khơng có bậc học nào mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết nhƣ bậc học mầm non. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệ thầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ Ộmẹ - con trong gia đìnhỢ. Trong những mối quan hệ ấy tâm lý - nhân cách của trẻ đƣợc hình thành và phát triển. Là bậc học đầu tiên của sự nghiệp trồng ngƣời, nhiệm vụ chắnh của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách, phát triển thể lực và trắ lực cho trẻ tạo nền móng vững chắc cho cácgiai đoạn phát triển sau này của trẻ. Muốn đạt đƣợc nhiệm vụ cao cả nêu trên, chúng ta cần phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên. Vì đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định trong sự nghiệp trồng ngƣời của giáo dục mầm non. Lúc sinh thời, Bác Hồ đã chỉ rõ: ỘLàm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻỢ nghĩa là cô giáo là ngƣời mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên trƣớc hết cần phải bồi dƣỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ, coi trẻ trong lớp trong trƣờng nhƣ con đẻ của mình.
* Nhiệm vụ của giáo viên mầm non
Nhiệm vụ của Giáo viên mầm non đã đƣợc quy định trong (Quyết định số 55 - Quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trƣờng mẫu giáo) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 3/2/1990, đã xác định rõ vai trò của giáo viên mầm
non: ỘLà lực lƣợng chủ yếu quyết định chăm sóc ni dạy trẻỢ. Trong quyết định đã quy định nhiệm vụ của GVMN nhƣ sau: Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo, thực hiện đầy đủ chƣơng trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trƣờng; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để thống nhất việc chăm sóc, ni dƣỡng, giáo dục trẻ; làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, tài sản của nhóm lớp phụ trách; đồn kết nhất trắ và phấn đấu xây dựng nhóm, lớp, trƣờng tiên tiến; phấn đấu tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt theo tiêu chuẩn quy định.
Ngoài ra trong điều 35 - Điều lệ trƣờng mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN - BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo) [37] quy định nhiệm vụ của giáo viên là:
- Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tắnh mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, nhóm mẫu giáo độc lập.
- Thực hiện cơng tác ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chƣơng trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng mơi trƣờng giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đánh giá và quản lý trẻ em; chịu trách nhiệm về chất lƣợng ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tắn của nhà giáo; gƣơng mẫu, thƣơng yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ắch chắnh đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Rèn luyện sức khoẻ; học tập văn hoá; bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trƣờng, quyết định của hiệu trƣởng.
Điều 38 - Điều lệ trƣờng mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN - BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo) quy định Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của giáo viên và nhân viên là: ỘTrình độ chuẩn đƣợc đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sƣ phạm mầm non; Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhân viên y tế học đƣờng, kế tốn là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn đƣợc giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thƣ viện, văn thƣ, nấu ăn, bảo vệ phải đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ đƣợc giaoỢ [11].
Các nhiệm vụ của ngƣời GV có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, bổ sung cho nhau và đƣợc tiến hành thống nhất trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ. Để hoàn thành sứ mệnh là ngƣời xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách, giáo viên mầm non cần phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Về phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, sức khỏe và lý lịch bản thân rõ ràng. Yêu cầu cụ thể là:
+ Giáo viên mầm non phải có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, yêu nghề và thƣơng yêu trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
+ Giáo viên mầm non cần có kiến thức văn hóa cơ bản, có trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc trẻ em theo mục tiêu giáo dục.
+ Giáo viên mầm non phải nhiệt tình, nhanh nhẹn, dịu dàng, cởi mở, dễ hòa nhập với trẻ.
+ Giáo viên mầm non phải cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ và biết tự kiềm chế trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Về năng lực sƣ phạm của giáo viên mầm non:
Giáo viên mầm non phải thƣờng xuyên nâng cao, cập nhật trình độ chun mơn và kiến thức của mình để có thể đảm bảo sự phát triển tồn diện hài
hòa tổng thể của trẻ, từng bƣớc chuẩn bị cho trẻ sau này thắch ứng với hoạt động của trƣờng tiểu học.
1.2.3. hái niệm về Chuẩn
ỘChuẩn là mơ hình các tiêu chuẩn đã đƣợc xác định, đƣợc thừa nhận dựa trên sự thực hiện tốt nhất có thểỢ (theo Từ điển Tâm lý học của Ray Corsini - Hoa Kì). Nhƣ vậy, Chuẩn chắnh là những giá trị đƣợc thừa nhận trong một xã hội hay một tổ chức và là đắch để tất cả mọi ngƣời hƣớng tới [33].
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1998), ỘChuẩnỢcó 3 nghĩa: ỘLà cái đƣợc chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hƣớng theo đó làm cho đúng; là cái đƣợc chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lƣờng; là cái đƣợc công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hộiỢ.
Chuẩn là mẫu lý thuyết có tắnh chất ngun tắc, tắnh cơng khai và tắnh xã hội hóa, đƣợc đặt ra bằng quyền lực hành chắnh hoặc chuyên môn, bao gồm những yêu cầu, tiêu chắ, qui định kết hợp logic với nhau một cách xác định, đƣợc dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thƣớc đo đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụẦ trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hƣớng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lắ hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụẦ [7].
Chuẩn là cái đƣợc chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hƣớng theo đó làm chođúng. Trong giáo dục, chuẩn là thuật ngữ dùng để chỉ khối lƣợng hay mức độ kiến thức đƣợc tắch lũy về các kỹ năng có đƣợc của ngƣời học, thể hiện những gì ngƣời học cần biết và có thể làm đƣợc, làm căn cứ cho chất lƣợng giáo dục. Chuẩn đƣợc sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá năng lực của một ngƣời nào đó hay số lƣợng chất lƣợng, giá trị, mức độ của một vấn đề, lĩnh vực hoạt động nào đó.
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhấn mạnh chất lƣợng tay nghề và đạo đức nghề nghiệp. Trong chuẩn nghề nghiệp GV thƣờng có chuẩn đạo đức, chuẩn học vấn khoa học chuyên môn, chuẩn năng lực giảng dạy, chuẩn năng lực công nghệ, chuẩn năng lực giao tiếp, chuẩn năng lực thiết kế dạy học, chuẩn năng lực đánh giá ngƣời học và học tập.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên chắnh là thƣớc đo nhằm xác dịnh mức độ đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực của ngƣời giáo viên. Chuẩn có thể trở thành thƣớc đo bởi nó đƣợc xây dựng theo quy trình khoa học, bắt đầu từ xác định yêu cầu của xã hội đối với nghề và ngƣời hành nghề, thiết kế xây dựng các tiêu chắ, phản biện về nội dung các tiêu chắ, thử nghiệm các tiêu chắ; chỉnh sửa chuẩn sau thử nghiệm; áp dụng một phần, điều chỉnh lại và sau đó áp dụng đại trà. Với cách thiết kế nhƣ vậy, chuẩn đạt đƣợc độ tin cậy, khách quan để trở thành thƣớc đo phẩm chất và năng lực giáo viên trong cùng một xã hội. Tuy nhiên, chuẩn luôn đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động và phát triển của các đối tƣợng đƣợc đo [33].
Chuẩn đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ cho các nhà quản lắ để giám sát và đánh giá đội ngũ, để xây dựng chiến lƣợc đào tạo và phát triển đội ngũ; chuẩn cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ cho chắnh các giáo viên để tự đánh giá kết quả cơng việc của họ. Ngồi ra, các cơ sở đào tạo giáo viên cần phải dựa vào bộ chuẩn này để định hƣớng đào tạo cho phù hợp với chuẩn, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đáp ứng đƣợc ngay với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Đối với ngành giáo dục, chúng ta đặt ra những chuẩn mực để tất cả giáo viên phấn đấu đạt đƣợc, những chuẩn này đặc trƣng cho nghề dạy học và nó khơng hồn tồn giống với các chuẩn mực của các ngành khác. Ngay trong ngành giáo dục, chuẩn dành cho giáo viên ở các cấp khác nhau cũng khơng hồn tồn nhƣ nhau. Ta có các văn bản ban hành Chuẩn nghề nghiệp các cấp học nhƣ: Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông [33].
Theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ - BG&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008, của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): ỘChuẩn nghề nghiệp của GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sƣ phạm mà giáo viên mầm non phải đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm nonỢ.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là bao hàm chuẩn đào tạo ban đầu và các bƣớc phát triển năng lực nghề nghiệp mà giáo viên tắch lũy trong quá trình dạy học. Chuẩn nghề nghiệp thay đổi theo yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục. Trong các yếu tố nâng cao chất lƣợng đào tạo (chƣơng trình, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,...) thì đội ngũ giáo viên có đủ năng lực là một yếu tố rất quan trọng.
1.2.5. Mục đắch ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Mục đắch ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có vị trắ quan trọng đối với giáo viên là:
- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
- Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chắnh trị, chun mơn, nghiệp vụ.
- Làm cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại GVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dƣỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.
- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chắnh sách đối với giáo viên mầm non đƣợc đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Vì vậy việc xây dựng và quản lý GVMN theo chuẩn nghề nghiệp là một sự tiếp cận đối với lĩnh vực đổi mới tƣ duy trong quản lý giáo dục tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nƣớc cùng với sự phát triển của thời đại. Hơn nữa chuẩn nghề nghiệp là cơ sở xác định đúng vị trắ, vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GVMN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuẩn nghề nghiệp GVMN là cơ sở để đánh giá công chức sau mỗi học kỳ và mỗi năm học. Từ kết quả đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và các nhà trƣờng thực hiện tốt chế độ thi đua khen thƣởng sẽ giúp GV tự phấn đấu vƣơn lên nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN là cơ sở pháp lý quan trọng để các trƣờng Sƣ phạm cụ thể hóa nội dung giảng dạy, viết giáo trình phải dựa trên chƣơng trình khung đã đƣợc ban hành để thực hiện việc đào tạo GV theo chuẩn nghề nghiệp; để những năm sau, khi một giáo viên đƣợc tốt nghiệp bất kỳ một loại hình đào tạo nào cũng đảm bảo chuẩn nghề nghiệp đã đƣợc quy định và thể hiện trong quá trình đào tạo của trƣờng sƣ phạm. Sinh viên khi học tập và rèn luyện ở bất kỳ một trƣờng sƣ phạm nào cũng hƣớng vào mục tiêu mà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã đặt ra.
1.2.6. Nội dung đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Nội dung đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ - BG&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008, của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
I. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống
Yêu cầu 1: Nhận thức tƣ tƣởng chắnh trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bao gồm các tiêu chắ sau:
a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng chắnh sách của Nhà nƣớc;
b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thƣơng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, ngƣời lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hƣơng;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.