Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 29 - 31)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2. Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp tỉnh Bến Tre

- Đã bám sát mục tiêu nhiệm vụ do quy hoạch đề ra, tích cực chỉ đạo điều hành sản xuất cơng nghiệp theo hướng kinh tế thị trường có định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều hành thông qua việc xác định phương hướng, mục tiêu các chương trình, chính sách hỗ trợ.

- Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất với qui mô vừa, có cơng nghệ, trang thiết bị tiên tiến. Việc ứng dụng, đổi mới công nghệ trong ngành ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng có thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.

- Công nghiệp của tỉnh đã phát huy thế mạnh các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ hoặc từ các tỉnh lân cận như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản thực phẩm, cơng nghiệp hố chất.....

- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã được khôi phục và có thêm nghề mới từ sản phẩm cây dừa, thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi tơm đã góp phần khơng nhỏ vào đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều sản phẩm của làng nghề như: kẹo dừa, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, bánh tráng, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa ... sản lượng ngày càng tăng, chủng loại ngày càng phong phú đóng góp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cơng nghiệp Bến Tre cịn có những khó khăn, tồn tại cần khắc phục như sau:

- Sản xuất tuy có phát triển nhưng chưa thực sự vững chắc, đa số các cơ sở công nghiệp của tỉnh cịn ở dạng tiểu thủ cơng nghiệp, quy mơ sản xuất vừa và nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ và công nghệ lạc hậu, chậm được đổi mới nên hiệu quả chưa cao.

- Các cơ sở sản xuất TTCN trong tỉnh đã có bước phát triển khá và cho ra đời một số sản phẩm mới nhưng giá trị không cao, chủ yếu là để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nhàn ở nông thôn, chưa đóng vai trị quan trọng trong việc tăng GTSXCN cho Ngành. Quy mơ sản xuất cịn mang tính nhỏ lẻ.

- Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, chưa được hỗ trợ nhiều của Nhà nước về công nghệ và kỹ thuật, quảng bá thương hiệu và cạnh tranh trên thương trường.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển cơng nghiệp cịn nhiều bất cập, các Cụm công nghiệp huyện chỉ mới được quy hoạch. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chậm.

- Nguồn lao động trên địa bàn dồi dào nhưng lao động có kỹ thuật đã qua đào tạo ít, dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN chưa cao. Đa số lao động chưa qua trường lớp chính quy, thiếu trình độ chun mơn kỹ thuật và quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp.

- Chương trình khuyến cơng chưa đủ mạnh, thơng tin cịn yếu, xúc tiến đầu tư chưa nhiều, công tác vận động tư nhân trong và ngồi tỉnh đầu tư vào cơng nghiệp còn hạn chế.

- Quy hoạch phát triển Công nghiệp phải đề xuất được các giải pháp cụ thể để huy động tối đa các nguồn nội lực và xây dựng được các chính sách thu hút đầu tư phù hợp.

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)