IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE.
4.2. Những hạn chế, thách thức:
- Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong phát triển kinh tế chưa tạo được các nhân tố chiều sâu, năng suất lao động xã hội có tăng nhưng vẫn cịn thấp so với bình quân vùng ĐBSCL.
- Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên mơn kỹ thuật cịn thấp, chưa được đào tạo theo kịp nhu cầu của ngành công nghiệp. Mặt khác, do quá gần vùng KTTĐ phía Nam, nên nguồn lao động chất lượng còn bị dịch chuyển ra khỏi tỉnh.
- Nhiều cơ sở công nghiệp sử dụng công nghệ và trang thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Hiệu quả khai thác tiềm năng và nguồn lực chưa cao, phần lớn còn phát triển theo chiều rộng, dẫn đến nhiều tài nguyên sử dụng cịn lãng phí. Các hệ sinh thái nhạy cảm với các nguồn lợi tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, nhiều vấn đề môi trường cấp bách cần tiếp tục được giải quyết.
- Bến Tre có nguồn nước mặt dồi dào, nhưng do ở cuối nguồn, giáp biển nên luôn bị nhiễm bẩn và thường bị nhiễm mặn vào các tháng mùa khơ gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp, hiện nay chỉ có vàm sơng huyện Chợ Lách có nước ngọt ổn định quanh năm.
- Kết cấu hạ tầng - xã hội còn yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ đến một số huyện khơng thuận lợi, hạ tầng y tế, văn hóa cũng chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Tuy đã hình thành các khu, cụm cơng nghiệp nhưng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cịn chậm, cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn cịn khó khăn, chậm theo yêu cầu.
PHẦN BA