II. NHỮNG NHÂN TỐ NGOÀI NƯỚ C BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.
2.3. Khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.
Để thúc đẩy việc thu hút FDI, Việt Nam đã liên tục có những bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều qui chế, chính sách đầu tư hấp dẫn…..Việt Nam đang có ưu tiên thoả đáng cho phát triển ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, điện, hố chất cơ bản, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, cơ khí chế tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng phát triển một cách có chọn lọc các ngành cơng nghiệp có tiềm năng (sản xuất linh kiện điện tử và phần mềm, hoá dược, hoá mỹ phẩm), ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và cơng nghiệp quốc phịng.
Thống kê của Bộ KHĐT cho thấy trong 2 năm 2008- 2009, vốn FDI đăng ký và tăng thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vượt mức 83,1 tỷ USD của 20 năm trước đó. Năm 2009, con số này đạt 21,48 tỷ USD, bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Năm 2010, Việt Nam dự tính thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI, tăng 10% so với năm 2009. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hấp thụ nguồn vốn này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Những lợi ích thu được từ vốn FDI đã rõ nhưng cũng dần bộc lộ những hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ. Đó là sự bùng nổ các siêu dự án thép khi chưa có sự chuẩn bị về nguồn nguyên vật liệu, năng lượng và hạ tầng giao thông, dự báo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng. Việc chuyển giao công nghệ ở nhiều dự án đầu tư nước ngồi chưa hiệu quả, nhiều dự án sử dụng cơng nghệ lạc hậu gây ơ nhiễm mơi trường …Đó là chưa kể nhiều liên doanh được lập ra để hưởng những ưu đãi về thuế, đất đai, còn vốn đầu tư nước ngồi đưa vào khơng đáng kể.