Đường lối phát triển kinh tế và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 58 - 60)

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE.

1.1. Đường lối phát triển kinh tế và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc

Việt Nam có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới và qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010.

Trong một vài thập kỷ tới, trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh, phức tạp và khó dự báo. Xu thế tồn cầu hố ngày càng sâu, rộng và rõ nét, theo đó, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức. Do vậy, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới được Đảng vạch ra với mục tiêu như sau:

Về mục tiêu chung, phấn đấu đến năm 2020, Nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Trong đó, các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội như sau:

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người hằng năm trong thời kỳ tới là khoảng 3.000 - 3.200 USD với mức tăng trưởng là 7 - 8 %/năm.

Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoản 40% trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp.

Nơng nghiệp có bước phát triển tồn diện, hiệu quả, bền vững, có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30% lao động xã hội. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới chiếm khoảng 50%.

Tỷ lệ đơ thị hố đạt trên 45%.

Chỉ số phát triển con người HDI đạt đến mức của nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng trưởng dân số ổn định ở mức khoảng 1,1%/năm; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân; bảo hiểm y tế đạt mức toàn dân; lao động qua đào tạo đạt mức trên 70%; lao động qua đào tạo nghề đạt mức trên 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3%/năm; thu nhập thực của dân cư tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010; xoá xong nhà ở đơn sơ và tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, đạt bình quân 25 mét vuông sàn xây dựng/người.

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH. Một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, giáo dục, y tế đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên trên mỗi vạn dân đạt 450 người.

Chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sản xuất sạch hoặc được trang bị hệ thống xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường. 95% chất thải rắn, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Phục hồi môi trường các khu vực bị ơ nhiễm nặng. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, định hướng phát triển, đổi mới mơ hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế được vạch ra là như sau:

(a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế, bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội;

(b) Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp là nội dung quan trọng trong định hướng này;

(c) Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững để khai thác tối đa lợi thế của nền sản xuất nông nghiệp nghiệt đới, gió mùa, qua đó tăng giá trị gia tăng của khu vực sản xuất nơng nghiệp, tạo thêm tích luỹ cho Nền kinh tế;

(d) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn cũng như sức cạnh tranh;

(e) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thơng trong đó bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không;

(f) Phát triển hài hoà, bền vững các vùng địa lý, xây dựng đô thị và nông thôn mới;

(g) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hố, xã hội trong sự hài hồ với phát triển kinh tế, trong đó Nhà nước sẽ tăng đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá và xã hội;

(h) Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao hơn nữa chất lượng của cơng tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là nội dung;

(i) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo ở nước ta;

(k) Phát triển khoa học và công nghệ để thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững;

(j) Cải thiện chất lượng mơi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu;

(l) Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)