Xác định vị trí, vai trò của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 60 - 62)

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE.

1.2. Xác định vị trí, vai trò của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân

Nền Kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ đổi mới (từ năm 1990) có khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng trưởng liên tục và giữ vai trò chủ đạo. Trong giai đoạn 1990-2000, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng đạt 11,3% năm cao hơn khu vực dịch vụ (7,2%) và khu vực nông-lâm-thuỷ sản (4,2%). Trong gia đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn tiếp tục cao hơn hai khu vực còn lại, do vậy khu vực này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của nước ta.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi và tăng cao sau thời kỳ khủng hoảng vào năm 2008 và vượt qua đáy vào Quý I/2009. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) Quý I/2010 ước tính đạt 173,5 Ngàn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (Quý I/2009 tăng 2,1%). Trong các ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của ngành điện, ga và nước trong Quý I/2010 đạt mức tăng cao nhất với 19,3%; công nghiệp chế biến tăng 14,1%.

Một số sản phẩm công nghiệp trong Quý I/2010 tăng cao so với cùng kỳ năm 2009, đó là điều hồ nhiệt độ (tăng 102,3%); khí hóa lỏng (tăng 66,7%); kính thuỷ tinh (tăng 56,5%); lốp ô tô, máy kéo (tăng 51,6%); xe máy (tăng 40,4%); xe tải (tăng 39,4%); tủ lạnh, tủ đá (tăng 36,8%); gạch lát ceramic (tăng 35%); khí đốt thiên nhiên dạng khí (tăng 24,3%); giấy, bìa (tăng 20,1%); điện sản xuất (tăng 19,9%); xi măng (tăng 18,2%); và một số mặt hàng khác. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số sản phẩm có tốc độ tăng khơng cao, thậm chí mức sản xuất kém hơn so với cùng kỳ năm 2009, như Ti vi chỉ (tăng 4,3%); vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo (tăng 2,4%); dầu thực vật tinh luyện (khơng tăng); đường kính (giảm 4,9%); dầu thơ khai thác (giảm 14,5%).

Giai đoạn 2011-2020, khu vực công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình CNH – HĐH. Điều này được thể hiện cụ thể là: khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ đóng góp vào GDP hàng năm khoảng 44 – 45%, để góp phần bảo đảm tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 7 – 8 % như mục tiêu đã đề ra, cũng như bảo đảm đạt được mục tiêu về GDP bình quân đầu người theo giá thực tế là 3.000 – 3.200 USD. Thêm vào đó, vị trí và vai trị quan trọng của khu vực cơng nghiệp cịn được thể hiện ở chỉ tiêu giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoản 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ tới.

Mặt khác, công nghiệp là khu vực kinh tế tập trung các ngành sản xuất nền tảng của đất nước như năng lượng, lọc hoá dầu, hoá dược, luyện kim, hố chất, phân bón và cơ khí chế tạo, do

đó có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tới;

Thêm vào đó, khu vực sản xuất cơng nghiệp vẫn sẽ tiếp tục tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu mang lại ngoại tệ, tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Việc phát triển một số ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao trong những năm tới đây sẽ bảo đảm rằng khu vực sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn đầu về trình độ cơng nghệ sản xuất của Nền kinh tế, đồng thời qua đó góp phần nâng cao trình độ và năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

Một điểm nữa cho thấy vai trò quan trọng của khu vực công nghiệp trong thập kỷ tới đây là việc đào tạo và nâng cao trình độ của lực lượng lao động của Nước ta. Việc tiếp tục đổi mới, hiện đại hố cơng nghệ sản xuất, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp sẽ cho phép nâng cao trình độ của lực lượng lao động thông qua việc đào tạo bổ sung và nâng cao để làm chủ công nghệ mới.

Cuối cùng là khu vực cơng nghiệp sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập, giảm đói nghèo ở Nước ta trong thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)