D. QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
F. QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY DA GIÀY
Ngành dệt may - da giày Bến Tre tương đối nhỏ, chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tồn ngành cơng nghiệp. Từ năm 2006, ngành dệt may Bến Tre bắt đầu phát triển mạnh hơn nhờ các doanh nghiệp tăng cường đầu tư như Công ty may Việt Hồng (DNNN địa phương); DNTN Việt Thắng, DNTN Thời Trang... Trong năm 2007, có thêm một số cơng ty may đầu tư vào KCN Giao Long, như: Công ty ma Premier Pearl, Công ty dệt MinWe Việt Nam; Công ty TNHH may ALLIANCE ONE.
1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển ngành dệt may - da giầy nhằm tăng giá trị sản xuất cho toàn ngành công nghiệp; Tăng kim ngạch xuất khẩu; Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu người dân; phát triển để tạo công ăn việc làm cho người lao động; Giải quyết lao động dư thừa từ nông nghiệp sang.
- Phát triển để tận dụng các lợi thế thuộc các nhóm ngành có thị trường trong nước và xuất khẩu; sử dụng nhiều lao động; dễ thu hút các nguồn vốn trong nước và đầu tư nước ngoài.
2. Mục tiêu phát triển:
Bảng 37: Mục tiêu về GTSXCN và tăng trưởng
Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá so sánh 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng GTSXCN bình quân năm (%) Các phân ngành công nghiệp GTSXCN GTSXCN GTSXCN 2011-2015 2016-2020 Dệt may da giày 150 398 1.050 21,55 21,41 Bảng 38: Mục tiêu về sản phẩm
Sản phẩm/sản lượng Đ.vị tính 2010 2015 2020
- Quần áo may mặc Ngàn SP 13.000 16.000 18.000
- Bao PP Ngàn cái 35.000 73.000 84.000
- Giầy thể thao Ngàn đôi 1.000 2.000 4.000
3. Định hướng phát triển ngành:
- Chú trọng sản xuất các sản phẩm may mặc, giầy dép xuất khẩu đi đôi với tăng cường phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng mới thêm các dây chuyền sản xuất trong ngành may mặc, thêu, thảm xơ dừa xuất khẩu, da giầy.
- Mở rộng, nâng cấp các dây chuyền sản xuất của Công ty may Việt Hồng. Kêu gọi các DN lớn trong nước, nhất là các DN của TP. Hồ Chí Minh đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết, đầu tư khu công nghiệp dệt sợi tại Phú Thuận Bình Đại...
4. Cơ sở phát triển:
- Có nhiều lợi thế để phát triển, thuộc các nhóm ngành có thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn và ổn định; sử dụng nhiều lao động; có khả năng thu hồi vốn nhanh; dễ thu hút đầu tư nước ngoài.
- Một số DN trong ngành phát triển lâu năm và tương đối ổn định.
- Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc - giày dép nói chung của người dân trong tỉnh ngày càng tăng và tiềm năng xuất khẩu ngày càng lớn.
- Nguồn lao động nông nghiệp dư thừa nhiều.
Các dự án phát triển ngành theo từng giai đoạn:
a/ Dệt - may:
* Giai đoạn: 2011-2015:
- Đầu tư nâng cấp các dây chuyên sản xuất giai đoạn trước. Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.
- Xây dựng các dây chuyền may mới. Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng.
- Đầu tư khu công nghiệp dệt sợi, vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD.
* Giai đoạn: 2016-2020:
- Đầu tư nâng cấp toàn bộ trang thiết bị hiện đại các dây chuyên sản xuất hiện có. Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng.
- Xây dựng dây chuyền may mới, sản xuất các sẩn phẩm cao cấp, thời trang. Vốn đầu tư: 70 tỷ đồng.
- Mở rộng khu công nghiệp dệt sợi lên gấp đôi so với giai đoạn trước, vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.
b/ Da - giày:
* Giai đoạn: 2011-2015:
- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất giầy thể thao xuất khẩu, công suất 2 tr.đôi/năm. Vốn đầu tư 30 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020:
- Nâng công suất sản xuất dây chuyền đã đầu tư giai đoạn trước. Vốn đầu tư 20 tỷ đồng.
- Đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại quy mô lớn với các sản phẩm giầy cao cấp, hiện đại; giầy thể thao xuất khẩu. Vốn ĐT: 50 tỷ đồng.
Tổng hợp các dự án đầu tư được trình bày trong bảng "Danh mục các dự án đầu tư theo các ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2020 (Phụ lục ).