I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý, kinh tế:
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), có toạ độ địa lý từ 9o48' đến 11o20' độ Vĩ Bắc, 105o57' đến 106o48' độ Kinh Đông. Bến Tre giáp với các tỉnh Tiền Giang ở phía Bắc, có ranh giới chung là sơng Tiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên; phía Đơng giáp biển Đơng. Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360,2 km2, chiếm 5,94% diện tích vùng ĐBSCL với đường biển kéo dài trên 65km, vùng lãnh hải rộng khoảng 20.000 km2.
Về tổ chức hành chính, tồn tỉnh có 1 Thành phố và 8 huyện với 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã. Thành phố Bến Tre với trên 116 ngàn dân là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hố của tỉnh.
Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình tương đối cao và ổn định, khơng có sự phân hóa mạnh theo khơng gian. Nhiệt độ bình quân hàng năm 26oC - 27oC và khơng có sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 4: 29oC) và tháng mát nhất (tháng 01: 24,1oC). Trong năm khơng có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20oC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,8oC và thấp nhất 17,6oC.
- Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 1.650 giờ/năm, trong đó mùa khơ có lượng nắng trung bình 8-9 giờ/ngày, mùa mưa bình quân 5,5-7 giờ/ngày.
- Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa tháng 5-10 và mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình thấp (1.210-1.500mm/năm) và giảm dần theo hướng Đơng, trong đó mùa khơ lượng mưa chỉ vào khoảng 2-6% tổng lượng mưa cả năm.
- Vào mùa khô, lượng bốc hơi bình quân từ 4-6mm/ngày, vào mùa mưa bốc hơi giảm cịn 2,5-3,5mm.
- Độ ẩm tương đối: nhìn chung khá cao, trung bình 76-86%, trong đó các huyện ven biển có độ ẩm tương đối 83-91%; độ ẩm phân hóa mạnh theo mùa với chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.
- Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây - Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 9, tốc độ trung bình 1,0-1,2m/s (riêng vùng biển 2,0- 3,9m/s), tốc độ tối đa 10-18m/s (vùng biển 12-20m/s); gió Đơng - Đơng Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ tháng 10 đến tháng 4, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây, tốc độ trung bình <3m/s.
Địa hình:
Với đặc trưng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên nền phù sa cổ, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đơng Nam với những giồng cát hình cánh cung trên địa bàn ven biển có cao hơn, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển; chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất vào khoảng 3, 5 m. Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 vùng:
- Vùng địa hình thấp, cao trình <1 m, thường bị ngập nước theo triều, bao gồm các vùng đất
trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập mặn.
- Vùng địa hình trung bình, cao trình 1-2 m, bằng phẳng ngập trung bình hoặc ít ngập theo
triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều cường tháng 11 - 12), chiếm khoảng 90% diện tích tồn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếp làm vườn, …
- Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến Châu Thành và
phía Bắc -Tây Bắc của Thành phố Bến Tre (cao trình 1,8-2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (cao trình 3,0-3,5m; có nơi >5 m).
Sơng ngịi:
Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Bến Tre là nằm ở hạ lưu hệ thống sông Cửu Long. Khi vào địa phận Bến Tre, sông Cửu Long chia thành 4 con sơng lớn đổ ra biển, đó là các sơng: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Các sông cùng với phụ lưu và kênh rạch chằng chịt đã làm cho giao thơng đường bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, song rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ. Nhờ hệ thống đường thuỷ, Bến Tre có thể gắn kết mối quan hệ kinh tế với các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và vùng ĐNB.
Bên cạnh những thuận lợi có được, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã và sẽ mang lại cho Bến Tre khơng ít khó khăn trong q trình phát triển như:
- Lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất vùng ĐBSCL; phần lớn đất canh tác thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.
- Vị trí và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi chằng chịt, phần lớn nền đất chịu lực kém, gây khó khăn trong phát triển đô thị, giao lưu kinh tế và tốn kém trong việc đầu tư hệ thống thủy lợi.