Đánh giá nguồn tài nguyên nước cho phát triển công nghiệp:

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 36 - 37)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3. Đánh giá nguồn tài nguyên nước cho phát triển công nghiệp:

Tài nguyên nước ngầm và nước mặt của Bến Tre khá phong phú, nhưng trên 3/4 diện tích tồn tỉnh bị nhiễm mặn từ 2-3 tháng đến quanh năm và có khuynh hướng ngày càng sâu và kéo dài hơn; tài nguyên nước ngọt hạn chế, các vỉa nước ngầm ngọt có chất lượng đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt tập trung chủ yếu tại vùng Bắc huyện Châu Thành. Hơn nữa, do tình trạng khai thác bừa bãi và xâm lấn mặn nên các tầng nước ngầm đang có nguy cơ bị ơ nhiễm, đe dọa đến khả năng cung cấp nguồn nước ngọt trong tương lai.

3.1. Nguồn nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất thuỷ văn về nước giồng cát, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu cho thấy ở Bến Tre có các tầng nước như sau:

- Nguồn nước giồng cát: Trữ lượng khoảng 12 triệu m3, có thể khai thác khoảng 844m3/ngày/km2. Nước có độ cứng cao, nhiễm mặn, nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nên khả năng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt rất hạn chế, chỉ tạm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong điều kiện thiếu nước ngọt, nhưng về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử lý.

- Nguồn nước ngầm tầng nơng (sâu dưới 100m): Gồm có 2 tầng nước: Tầng 1 có độ sâu 30- 50m phân bổ trải rộng khắp tỉnh với bề dầy tầng chứa nước dưới 10m, trữ lượng khoảng 154,16 triệu m3, nước có độ cứng cao, độ mặn dao động 454-654 mg/lít đạt tiêu chuẩn vi sinh. Tầng 2 có độ sâu 60-90m với bề dày tầng nước trên 10m; nước có độ cứng cao, độ mặn dao động lớn, đạt tiêu chuẩn vi sinh, trữ lượng nước ngọt ở tầng này tương đối phong phú, phân bổ ở khu vực Châu Thành, Chợ Lách với trữ lượng 587 triệu m3, trữ lượng khai thác có thể đạt 529 m3/ngày, Ba Tri, Thạnh Phú có trữ lượng 455 triệu m3 và có thể khai thác 534 m3/ngày.

- Nước ngầm tầng sâu (trên 100m): Gồm 2 phức hệ chứa nước: Phức hệ pleiocene có nhiều lớp đan xen đến tầng sâu 395m, trong đó quan trọng nhất là tầng chứa nước 290-350m, chất lượng nước tốt. Diện tích phân bổ nước ngọt tầng này tập trung trong khoảng 112km2 từ Thành phố về phía bắc cầu Rạch Miễu. Trữ lượng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, trữ lượng khai thác công nghiệp 10.500 m3/ngày-đêm. Phức hệ chứa nước miocene ở độ sâu trên 400m, có nhiều tầng chứa nước. Tuy nhiên quan trọng nhất là tầng 410-440m, nước có chất lượng tốt phân bổ từ Thành phố lên phía Bắc huyện Châu Thành với diện tích 150km2, trữ lượng tiềm năng 26.507 m3/ngày đêm.

Nguồn tài nguyên nước ngầm, tuy trữ lượng nhiều nhưng chất lượng đảm bảo cho sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế.

3.2. Nước mặt: tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển với 4 nhánh sông lớn của hệ

thống sông sông Cửu Long là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300km. Ngoài ra còn hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367km. Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sơng Tiền lên đến 30 tỷ m3/năm trong đó mùa lũ chiếm 80%.

- Sông Mỹ Tho (sông Tiền): Dài khoảng 83km, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.480 m3/s, mùa khô 1.598 m3/s.

- Sông Ba Lai dài khoảng 59km, do bồi phía thượng nguồn nên lưu lượng mùa lũ chỉ có 240 m3/s, mùa khơ 59 m3/s.

- Sông Hàm Luông dài khoảng 71km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, lịng sơng rộng và sâu, lưu lượng lớn nhất so với các sông khác. Lưu lượng mùa lũ khoảng 3.360 m3/s, mùa khô 828 m3/s.

- Sông Cổ Chiên dài khoảng 82km, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.000 m3/s, mùa khô khoảng 1.480 m3/s.

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)