Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của khu vực, thế giới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 68 - 70)

II. NHỮNG NHÂN TỐ NGOÀI NƯỚ C BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.

2.1. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của khu vực, thế giới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh.

a) Xu hướng phát triển KHCN thế giới và tác động của chúng.

Thế giới hiện nay đã bước vào thế kỷ 21, sẽ có những tác động sâu rộng bởi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung chủ yếu là những tiến bộ về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đưa loài người dần dần đi vào nền văn minh trí tuệ và xã hội thơng tin. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn phát triển mới diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng có sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia, hệ thống kinh tế thế giới cùng các quan hệ quốc tế.

Ở nước ta nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, những chuyển biến trong lĩnh vực khoa học- công nghệ và tác dụng của nó vào đời sống kinh tế-xã hội cịn bị hạn chế. Những năm gần đây, chính sách đối ngoại được rộng mở, tiềm lực nội sinh về kinh tế và khoa học công nghệ của đất nước là những tiền đề cơ bản để có thể thu hút vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ này.

Để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cần thiết phải nâng cao trình độ cơng nghệ của ngành. Một nền công nghiệp mà sản xuất dựa trên những máy móc thiết bị và khoa học cơng nghệ đã lỗi thời, lạc hậu thì khơng thể có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt được. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển KH&CN. Nghị quyết TW II khoá 8 đã nêu rõ: "Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển". Nhà nước đã tăng mức đầu tư cho hoạt động KH&CN, đã có các chính sách ưu đãi về thuế, về tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn (Luật Khoa học và Công nghệ). Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học trong các ngành cơng nghiệp cịn yếu, các doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên cứu và triển khai cơng nghệ (R&D). Chưa có sự gắn kết giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng trong sản xuất hoặc có tính khả thi cịn thấp. Với trình độ khoa học cơng nghệ cịn non yếu như vậy nên hao phí nguyên vật liệu lớn, chất lượng sản phẩm chưa cao trong khi giá thành sản phẩm cao dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

b) Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới.

Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống

nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên hiệp châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn châu Á-Thái Bình Dương (APEC), khối Đông Nam Á (ASEAN). Thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập với bên ngoài, ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của APEC và tháng 11/2006 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

c) Chuyển dịch kinh tế dẫn đến khả năng chuyển dịch các nguồn vốn.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 tương đối ổn định và phát triển mạnh hơn so với các khu vực khác. Dự báo trung tâm kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới sẽ chuyển dịch từ Tây sang Đông, mà vịng cung châu Á- Thái Bình Dương sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch này. Việt Nam nằm trong khu vực này đã giải quyết tốt hơn quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và toàn bộ EU, với các nước và lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN. Đối với Mỹ, hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại. Từ các quan hệ đó, có thể dự đốn các dịng nguồn vốn và các nguồn tài chính đến Việt Nam trong tương lai cần quan tâm là: nguồn vốn FDI, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO).

Một phần của tài liệu Quyết định số 974/QĐ-UBND pdf (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)