5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
3.4.8. Giải pháp sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
Đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý khách hàng InsureJ của Tổng cơng ty Bảo Việt, hệ thống quản lý hình ảnh chính xác và thường xuyên.
Quảng bá thương hiệu và thiết lập kênh giao tiếp với khách hàng qua mạng Internet, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thương mại điện tử.
Củng cố và tăng cường hệ thống thơng tin tài chính - kế tốn, sẵn sàng mở rộng, hợp nhất với hệ thống thông tin tài chính-kế tốn của các đơn vị thành viên.
Nâng cấp hệ thống máy tính cho các phịng đã quá cũ nhằm hỗ trợ năng suất làm việc cho nhân viên.
Ứng dụng các phần mềm vào quản lý hoạt động của công ty. Tiếp tục đầu tư phát triển và hiện đại hóa phần mềm cơng nghệ thơng tin trong quản lý nghiệp vụ bảo hiểm, kế tốn, trao đổi thơng tin doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ tích cực cơng tác điều hành, quản lý nghiệp vụ cũng như chuyển đổi mơ hình kinh doanh theo hướng chun mơn hóa, quản lý tập trung và dịch vụ tại chỗ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí có nhận định cịn cho rằng “ Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực”. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng thể, tồn diện thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển chưa cơ bản, chưa vững chắc, chưa đồng đều và đặc biệt là chưa “thành nếp”. Đồng thời mới chỉ đang “ chập chững” tập cạnh tranh khi bước vào hội nhập. Cơ sở hạ tầng về bảo hiểm cịn nhiều bất cập, chính sách mở cửa thị trường bảo hiểm của Nhà nước còn rất “thận trọng”. Thị phần bảo hiểm chỉ tập trung ở vài 3 doanh nghiệp bảo hiểm lớn, các nghiệp vụ phát triển chưa đều, một số lĩnh vực còn bỏ trống, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm nông lâm ngư nghiệp cịn rất ảm đạm, năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý và khoa học cơng nghệ, trình độ cán bộ, năng lực tái bảo hiểm.. còn rất hạn chế.
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, những điều kiện trên tạo ra cho các công ty bảo hiểm Việt Nam những cơ hội và khơng kém phần khó khăn thách thức. Ngày càng nhiều cơng ty bảo hiểm nước ngịai sẽ gia nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Do đó, muốn giữ vững khách hàng truyền thống và gia tăng thị phần thì chính bản thân cơng ty Bảo Việt Vĩnh Long phải năng động, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi phong cách kinh doanh phù hợp với thời đại. Vì thế Bảo Việt Vĩnh Long phải cần xây dựng chiến lược kinh doanh và lựa chọn những chiến lược tốt nhất, có tính khả thi cao và hiệu quả cao để thực hiện.
Qua q trình phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt Vĩnh Long, cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi và bên trong đã tác động đến kết quả kinh doanh của công ty Bảo Việt Vĩnh Long như thế nào. Sử dụng các công cụ ma trận SWOT và ma trận QSPM, đề tài đã lựa chọn
được 04 chiến lược có tổng số điểm TAS cao nhất xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra, có 08 giải pháp được đề xuất gồm: giải pháp tái cơ cấu tổ chức phòng ban, xây dựng kênh phân phối, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, tiến độ bồi thường, cạnh tranh phí, nghiên cứu phát triển, giải pháp sử dụng công nghệ trong công tác quản lý.
Những nghiên cứu trên đây chỉ là cơ sở tham khảo ban đầu, tùy vào điều kiện cụ thể của công ty mà cơng ty có những chiến lược phù hợp với hồn cảnh thực tế. Với các chiến lược và giải pháp đề ra, hi vọng góp một phần nhỏ cho cơng ty Bảo Việt Vĩnh Long có những bước đi mới, hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, nâng cao vị thế của Bảo Việt Vĩnh Long nói riêng và Tập đồn Bảo Việt nói chung.
2. KIẾN NGHỊ
* Về phía Nhà nước
Theo kinh nghiệm mở cửa thị trường bảo hiểm của Thái Lan và Phillipin, thì sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời sắp tới phải đẩy mạnh thị trường bảo hiểm trong nước hợp tác với nước ngoài theo cách thực hiện dần từng bước và chia thành nhiều giai đoạn, nhằm giảm bớt sự chèn ép của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi đối với hoạt động bảo hiểm ở trong nước. Vì thế Nhà nước của ta nên học hỏi kinh nghiệm và chắc lọc những gì tinh tuý nhất áp dụng cho đất nước của mình.
Nhà nước xem xét lại chủ trương thu thuế vốn bằng cách trừ từ lãi suất sau thuế đã làm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước khó có khả năng tăng nhanh vốn (theo chủ trương của chính phủ) nhằm tăng mức giữ lại và các quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Do thuế doanh thu đã thay thế bằng thuế VAT, vì vậy với thuế suất là 10% đối với các công ty bảo hiểm là khá cao so với các ngành sản xuất kinh doanh khác, do họ được hưởng một số khoản khấu trừ thuế đầu vào và đầu ra. Nên chăng, nhà nước xem xét giảm thuế suất làm tăng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm nhằm tăng tái đầu tư.
Nhà nước nên tạo điều kiện mở rộng danh mục đầu tư hơn nữa cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vì vấn đề đầu tư trong kinh doanh bảo hiểm là rất quan
trọng, đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, do bảo hiểm cho những đối tượng bảo hiểm có khối lượng lớn, giá trị cao nên phí bảo hiểm là rất lớn. Tổn thất xảy ra không thường xuyên nhưng thiệt hại lại rất nặng nề cần các khoản tiền bồi thường lớn. Vì vậy việc đầu tư phí bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh nghiệp vụ nói riêng và đối với doanh nghiệp bảo hiểm nói chung.
* Về phía cơng ty
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm khi áp dụng các điều khoản bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải báo cáo với Bộ Tài chính trước khi thực hiện. Đây là một biện pháp để bảo đảm cho thị trường bảo hiểm đặc biệt bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam được phát triển ổn định. Biện pháp này cũng giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng dưới sự quản lý của nhà nước - cụ thể là Bộ Tài chính.
Để tránh tình trạng hạ phí làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà trực tiếp là Vụ quản lý bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cần xây dựng hành lang biểu phí cụ thể, thống nhất hoặc có biểu phí hướng dẫn với quy định "Trần và Sàn". Cơng ty có biểu phí riêng của mình phải trình cơ quan quản lý nhà nước để được chuẩn y và theo dõi thực hiện.
Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của cơng ty, và đặc biệt hơn nữa tìm những giải pháp tối ưu nhất để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc, môi giới trong nước và nước ngoài đang được phép hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cho cán bộ cơng nhân viên, đại lý trên tồn tỉnh, để đưa hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi vào khn khổ. Đó là một u cầu tất yếu trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu của Trần Mỹ Duyên (2015), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho
Công ty bảo hiểm Bảo Minh Vĩnh Long đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ quản
trị kinh doanh, Đại học Cửu Long, Vĩnh Long.
2. Nguyễn Văn Định. Giáo trình quản trị kinh doanh Bảo Hiểm, NXB Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.
3. Phước Minh Hiệp (2015), Bài giảng môn Quản trị chiến lược , Trường Đại học Cửu Long.
4. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2014), “Số liệu thị trường Bảo hiểm Việt Nam”,
Hà Nội.
5. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2015), “Số liệu thị trường Bảo hiểm Việt Nam”,
Hà Nội
6. Nguyễn Tiến Hùng (2007). Nguyên lý và thực hành Bảo Hiểm, NXB Tài chính, TP.HCM.
7. Phạm Thùy Linh (2006), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bảo hiểm Châu Á- Ngân hàng Công Thương đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Đại học Kinh Tế TPHCM.
8. Đoàn Thị Phương Nga (2009), Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
của Tập đồn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt: Thực trạng và giải pháp, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
9. Phịng Tài chính - Tổng hợp. “Bảng báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2013- 2015”, cơng ty Bảo Việt Vĩnh Long.
10. Đồn Thị Thu Thanh (2011), Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam đến năm 2015, Luận văn
PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA
(Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp)