Quy trình dạy học RME

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 33 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.5. Quy trình dạy học RME

Ngữ cảnh thực tế được xem là điểm khởi đầu cho việc dạy và học toán. Để thiết kế nội dung học tập dựa trên lý thuyết RME, cần xác định các thành phần của kế hoạch bài dạy và lưu ý về việc kết nối chúng với thực tế. Những thành phần đó bao gồm mục tiêu, nội dung, hoạt động và đánh giá (Laurens et. al, 2017).

a) Về mục tiêu

De Lange mô tả ba mức độ của mục tiêu trong giáo dục toán học dựa vào thực tế: thấp, trung bình và cao. Mức độ thấp được hiểu là các kỹ năng, công thức, các

mơ hình giải pháp đơn giản. Cịn mức độ trung bình và cao là những mục tiêu của giáo dục tốn học dựa trên thực tế có nghĩa là khả năng kết nối, xâu chuỗi, tích hợp vấn đề từ mức độ thấp. Hơn nữa, các mục tiêu cũng nhấn mạnh các kỹ năng lý luận, giao tiếp, phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi học sinh. Trong quá trình thiết kế bài học theo lý thuyết RME, nó nên chứa hai loại mục tiêu này.

b) Nội dung

Cũng theo De Lange, bối cảnh đóng vai trọng trong q trình giải quyết vấn đề của học sinh. GV hay người hướng dẫn cần tìm hiểu các tình huống, vấn đề liên quan có chứa bối cảnh thự tế cho phép thực hiện nhiều quy trình giải pháp khác nhau. Từ đó sẽ xuất hiện q trình tốn học hóa, tái phát minh tri thức, hình thành kiến thức. Cuối cùng là quay về giải quyết vấn đề ở thực tế. Sự đa dạng về vấn đề bối cảnh cần được tích hợp trong chương trình giảng dạy ngay từ đầu.

c) Hoạt động

Trong lý thuyết RME, giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, người tổ chức và là người đánh giá. Đầu tiên, giáo viên đưa ra cho học sinh một vấn đề theo ngữ cảnh có liên quan đến chủ đề như là điểm khởi đầu. Thứ hai, học sinh gặp khó khăn khi thực hành cá nhân hay nhóm, giáo viên trở thành người gợi ý, cung cấp cho học sinh một số manh mối về cách giải. Giáo viên kích thích sự suy luận, sáng tạo ở học sinh thông qua việc so sánh các giải pháp. Bên cạnh đó, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh tìm ra giải pháp của riêng mình. Điều này có nghĩa là học sinh tự do thực hiện các bước giải theo cách hiểu của từng học sinh, theo kinh nghiệm cuộc sống lẫn học tập cá nhân và tự rút ra các kinh nghiệm cho bản bản. Bên cạnh đó, GV cũng có thể đưa ra một vấn đề khác nhưng cùng bối cảnh nhằm giúp Hs có những cách nhìn, quan điểm khác nhau.

Đối với người học, HS được trao cơ hội học tập cá nhân hoặc trong một nhóm. Chính vì thế, HS có thể tự chủ hơn trong cách giải quyết và có thể nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên khi xây dựng giải pháp chuẩn.

d) Đánh giá

Theo Van den Heuvel - Panhuizen, thực hiện đánh giá trong giờ học, GV có thể hướng dẫn HS viết một bài luận, làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu và thiết kế bài

tập, có thể sử dụng trong bài kiểm tra. Hoặc đánh giá thông qua một số vấn đề như bài tập về nhà. Tuy nhiên, đối với kiểm tra định kỳ, các mục tiêu đánh giá cần được rõ ràng hơn và phản ánh được phản ánh các mục tiêu của chương trình giảng dạy.

Tác giả De Lange đã đưa ra các nguyên tắc đánh giá. Theo tác giả, mục đích chính của kiểm tra là cải thiện việc học và giảng dạy, có nghĩa là đánh giá nên đo lường học sinh trong q trình dạy - học ngồi kiểm tra định kỳ.

Phương pháp đánh giá cho phép người học thể hiện những điều họ biết và khả năng làm được. Vấn đề cần giải quyết có thể được thực hiện với nhiều giải pháp và chiến lược.

Đánh giá cần dựa vào mục tiêu chung của giáo dục toán học và phân chia theo mức độ tư duy thấp, trung bình và cao. Trong trường hợp này, nên giảm kiểm tra khách quan và kiểm tra cơ học và tạo cơ hội cho người học giải quyết vấn đề và xem họ có hiểu được các vấn đề hay khơng. Các công cụ đánh giá phải thiết thực, rõ ràng, phù hợp với trường học, khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học tại địa phương.

Ngoài ra, theo nghiên cứu hoạt động lớp học của Chương trình Giáo dục Đào tạo Giáo viên của Đại học Sebelas Maret, bốn chu trình liên quan đến các bước dạy học của giáo viên: (1) lập kế hoạch, (2) hoạt động, (3) quan sát và (4) phản ánh (Fitriana, Edwin Musdi, and Azwir Anhar, 2018).

Như vậy, đối với giáo viên hay người hướng dẫn dạy học cần xác định về mục tiêu, nội dung các hoạt động, dự đoán hoạt động học của học sinh và cuối cùng là đánh giá.

Cách thức tiến hành dạy học theo lý thuyết RME gồm 3 bước:

- Bước 1: Nêu tình huống hoặc bài tốn.

Giáo viên giới thiệu tình huống, bài tốn cần giải quyết.

- Bước 2: Giải quyết bài tốn thơng qua ngữ cảnh

Ở bước này, HS tìm hiểu vấn đề thơng qua việc đọc, phân tích đề. HS sử dụng những hiểu biết dựa trên kinh nghiệm và một số vật dụng cần thiết để xây dựng chiến lược giải quyết vấn đề. (Sử dụng bối cảnh thực tế)

HS có thể trình bày bài giải với nhiều chiến lược khác nhau và vận dụng những điều đã học vào đời sống.

Hoặc cụ thể hơn với quy trình 5 bước hoạt động “tái phát minh” tri thức toán của học sinh theo lý thuyết RME bao gồm:

Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng ngày Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Bước 5: Rút ra kết luận

Ở bước 1, đây là bước đặc trưng của lý thuyết RME. Việc hiểu vấn đề hoặc bối cảnh hằng ngày có nghĩa là giáo viên cung cấp các vấn đề theo ngữ cảnh và yêu cầu học sinh tìm hiểu vấn đề. Một số hoạt động chủ yếu trong bước này gồm:

- Xây dựng bầu khơng khí lớp học phục vụ cho các hoạt động học tập - Giải thích các mục tiêu, yêu cầu đạt được của bài học

- Bắt đầu học với ví dụ về các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

- Trình bày cách giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp

- Cung cấp các câu hỏi để giải quyết các vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống.

Tiếp tục ở bước 2 là bước giải thích vấn đề theo ngữ cảnh. Bước này xảy ra khi học sinh chưa hiểu rõ vấn đề của tình huống học tập. Nếu tất cả học sinh hiểu được vấn đề thì bước này khơng cần thiết nữa. Cũng trong bước này, giáo viên có thể giải thích tình huống bằng cách đưa ra các câu hỏi vấn đáp gợi mở. Quá trình này diễn ra hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau. Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh bao gồm một số hoạt động sau:

- Chuẩn bị nội dung thảo luận - Giải thích các quy trình thảo luận - Phân công thảo luận

- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp - Tiến hành thảo luận

- Tìm kiếm câu trả lời

Tiếp theo là các bước 3, bước 4 và bước 5 được thực hiện liên tục cho đến khi đưa ra giải pháp hồn chỉnh.

Quy trình năm bước dạy học theo lý thuyết RME phù hợp với các hoạt động học tập ở trường tiểu học. GV cần chủ động lựa chọn tình huống chứa bối cảnh thực tế phù hợp, cũng như xây dựng mục tiêu và kế hoạch dạy học, đánh giá hợp lí.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lý thuyết giáo dục toán học thực tế (RME) đã và đang có những ảnh hưởng đến giáo dục tốn học tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Đây là một lý thuyết hiện đại, trên tinh thần lấy người học làm trung tâm, phù hợp với sự đổi mới giáo dục cũng như cách tiếp cận mới về dạy học toán ở nước ta. Chương 1 đã trình bày rõ cơ sở lý luận về ba luận điểm cơ bản, các nguyên tắc chính và sáu nguyên tắc cốt lõi về dạy và học toán theo quan điểm giáo dục toán học thực tế (RME). Lý thuyết RME có mục đích thay đổi việc học tốn trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn đối với học sinh bằng cách đưa chúng vào các vấn đề có chứa bối cảnh thực. RME bắt đầu với các vấn đề học tập dựa trên thực tế, liên quan đến kinh nghiệm và kiến thức của người học. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn để giúp học sinh giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh, giúp học sinh tái tạo quá trình hình thành kiến thức tốn học. Hoạt động giải quyết vấn đề theo ngữ cảnh này được cho là mang lại tác động tích cực cho học sinh. Qua đó, lý thuyết giảng dạy tốn học dựa vào thực tế tiếp tục cần được quan tâm, vận dụng và mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 33 - 39)