Minh họa các bước tiếp cận xây dựng kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 65 - 71)

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Nguyên tắc và cách thức áp dụng Lý thuyết RME

2.4.2. Minh họa các bước tiếp cận xây dựng kế hoạch dạy học

Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng ngày Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Bước 5: Rút ra kết luận

2.4.2. Minh họa các bước tiếp cận xây dựng kế hoạch dạy học theo Lý thuyết RME thuyết RME

Theo tác giả Nguyễn Thanh Hưng và tác giả Phạm Đình Thực và một số tác giả khác, tài liệu hướng dẫn dạy học yếu tố hình học của được phân chia thành nhiều nội dung giảng dạy. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập đến hai nội dung: Dạy học hình thành về đối tượng hình học và dạy học hình thành quy tắc chu vi, diện tích và thể tích của một hình.

a) Dạy học hình thành khái niệm về một đối tượng hình học

Khi dạy học xây dựng khái niệm của một đối tượng hình học bao gồm hai hoạt động: nhận dạng hình và thể hiện đối tượng hình học

Hoạt động 1: Nhận dạng hình

Cũng theo lý thuyết RME, bối cảnh thực tế có vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề ở HS. Do đó, trong mỗi bước sẽ có những hoạt động thành phần khác nhau và lấy bối cảnh thực tế để xây dựng tình huống xuất phát. Một số các hoạt động thành phần ở bước nhận dạng hình:

Bảng 2.7. Quy trình 5 bước tiếp cận dạy học toán dựa theo lý thuyết RME trong hoạt động nhận dạng hình

Quy trình 5 bước “tái phát minh” tri thức toán học

Hoạt động GV - HS Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng

ngày

GV sử dụng bối cảnh thực tế thông qua các phương tiện trực quan (mơ hình, hình vẽ, vật thật, ảnh chụp, đoạn phim ngắn,...) để giới thiệu đối tượng hình học.

Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh HS sẽ làm quen và thực hành quan sát. Cuối cùng, dựa trên kinh nghiệm cá nhân để dự đốn về đối tượng hình học.

Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ

cảnh

HS có thể có hoặc khơng đưa ra các phán đoán về đối tượng hình học. Dựa vào dấu hiệu cảm tính, HS tìm hiểu các thơng tin về biểu tượng trực quan, và nhận ra các đặc điểm chung, đặc điểm riêng về đối tượng hình học. HS càng đưa ra nhiều phán đốn càng giúp các em hình thành biểu tượng đầy đủ hơn. Cần lưu ý khi diễn đạt các thuộc tính của đối tượng hình học bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Từ những mơ tả trên, HS có thể rút ra các mơ hình cụ thể khi giải quyết vấn đề. Bỏ qua các dấu hiệu (màu sắc, chất liệu,...) và giữ lại các dấu hiệu chung về hình dạng và các yếu tố tạo nên hình dạng. Đó cũng chính là mơ hình hóa

hoạt động từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính ở HS.

Ở hoạt động này, HS có thể so sánh, thảo luận với bạn.

Bước 5: Rút ra kết luận HS nêu đặc điểm chung của đối tượng hình học, làm quen với tên gọi (thuật ngữ), ký hiệu quy ước (đọc tên hình và ghi tên hình bằng chữ). Đó là q trình khái qt hố tri thức.

Hoạt động 2: Thể hiện đối tượng hình học

Bảng 2.8. Quy trình 5 bước tiếp cận dạy học toán dựa theo lý thuyết RME trong hoạt động thể hiện đối tượng hình học

Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng

ngày

Chỉ ra được đối tượng hình học trong tập hợp các hình đã cho hoặc nhận dạng được đối tượng hình học trong cuộc sống xung quanh.

Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ

cảnh

Tạo ra đối tượng hình học bằng cách vẽ, xếp, cắt – ghép,...(theo mẫu hoặc khơng có mẫu). Có thể dựa vào sự tưởng tượng, hiểu biết của cá nhân HS, trao đổi với bạn bè hoặc nhờ đến sự trợ giúp hướng dẫn từ phía GV.

Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Tiếp theo đó là hoạt động thực hành yêu cầu HS tìm thêm các đồ vật gần gũi có dạng hình chữ nhật và hỏi “vì sao em lựa chọn món đồ đó?”

Hoặc cho HS vẽ một hình chữ nhật có độ lớn bất kì trên giấy màu rồi nhận xét nhằm củng cố để củng cố kiến thức về

đặc điểm của hình chữ nhật.

Bước 5: Rút ra kết luận Ở mỗi cá nhân HS, sẽ có nhiều cách trình bày khác nhau. GV sẽ là người giúp HS từ tư duy cụ thể đến trừu tượng hóa và khái qt hóa thơng qua việc sử dụng mơ hình trong lập luận, tư duy giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Khi dạy bài “Hình chữ nhật”, GV có thể đưa ra một số hình ảnh có hình dạng về hình chữ nhật như: miếng đất trồng rau, mặt bàn, cánh cửa, tờ giấy trắng, tấm gạch, tấm kính,...u cầu HS tìm ra sự giống nhau (điểm chung) giữa các hình. HS có thể đưa ra nhiều đáp án, sau đó lựa chọn những đáp án phù hợp. Bỏ qua các tiêu chí màu sắc, vật liệu, HS chỉ rút ra về độ lớn các cạnh, góc vng, góc khơng vng,...Cuối cùng, nhận ra đặc điểm của hình chữ nhật.

b) Dạy học hình thành quy tắc tính chu vi, diện tích và thể tích của một hình hình học

Một cách tiếp cận thực tế dựa theo lý thuyết RME khi dạy học hình quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích của một hình hình học gồm các hoạt động sau:

Bảng 2.9. Quy trình 5 bước dạy theo lý thuyết RME trong hoạt động hình thành quy tắc tính chu vi, diện tích và thể tích của một hình hình học

Quy trình 5 bước “tái phát minh” tri thức tốn học

Hoạt động GV - HS Bước 1: Hiểu vấn đề và bối

cảnh hằng ngày

GV đưa ra tình huống chứa bối cảnh thực tế.

Ví dụ 1: Làm thế nào để biết được giữa hai cánh đồng lúa A và B, cánh đồng nào lớn hơn?

Ví dụ 2: Làm sao biết tay em và tay bạn, tay ai lớn hơn?

(Đồ dùng học tập cần chuẩn bị là giấy ô vng, bút chì, thước kẻ)

Bước 2: Giải thích vấn đề

theo ngữ cảnh

- HS nhận định và nêu các cách giải quyết vấn đề dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm bản thân. Giả sử HS khơng thể giải quyết được u cầu, HS có thể thảo luận với bạn hoặc nhận sự trợ giúp từ GV.

Bước 3: Giải quyết các vấn

đề theo ngữ cảnh - HS tự xây dựng mơ hình hóa các bước giải hoặc GV hướng dẫn HS xây dựng mơ hình hóa tốn học. HS có nhiều mơ hình càng giúp các em có thêm chiến lược để giải quyết vấn đề.

Bước 4: So sánh và thảo luận

câu trả lời

Sau đó, GV tổ chức cho HS thảo luận cùng nhau để rút ra kết luận chung.

Bước 5: Rút ra kết luận Kết quả thu được từ hoạt động trên được HS khái qt hóa thành cơng thức tính chu vi, diện tích và thể tích. Vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề gần gũi trong đời sống.

c) Những điều cần lưu ý khi dạy yếu tố hình học theo lý thuyết RME

Các bước dạy học cần được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo; có thể xáo trộn, điều chỉnh và sắp xếp lại thứ tự sao cho phù hợp với tình hình lớp học, mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt sau khi học xong.

GV có thể gộp các bước dạy học dạy trong một tiết, hoặc nhiều tiết tùy theo nội dung chủ đề mà mình lựa chọn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày về quan điểm xây dựng chương trình và nguyên tắc, nội dung dạy hình học ở Việt Nam và Singapore. Qua đó, cho thấy trong chương trình tốn 2018, nước ta đã đổi mới, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước và chú trọng vai trò dạy học gắn với thực tế. Trong chương này, cũng đề cập đến thực trạng dạy học hình học ở tiểu học, giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt tâm lý học sinh. Mặc dù, ở một số nội dung bài học, giáo viên và học sinh cũng cịn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, học tập. Vì vậy, chúng tơi cũng đề xuất hướng dẫn, làm rõ một số bước khi vận dụng lý thuyết RME vào dạy học hình học, tạo cơ hội học tập ý nghĩa cho học sinh; đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học toán dành cho giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 65 - 71)