Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Đánh giá thực trạng dạy học hình học hiện nay
2.3.2. Một số kinh nghiệm của giáo viên về việc giảng dạy yếu tố hình học
a) Kinh nghiệm của giáo viên khi giảng dạy toán học dựa trên thực tế
Giáo viên thường có nhiều cách để hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức mới. Một vài ví dụ dưới đây minh họa cách mà GV đưa ra để giúp HS nhận thấy các kiến thức toán học gần gũi với cuộc sống của chính HS.
Ví dụ 1: GV nêu tình huống “So sánh hai hình thức khuyến mãi”. Một là,
khuyến mãi bằng phiếu quà tặng có giá trị tiền cụ thể. Hai là, khuyến mãi theo phần trăm của tổng hóa đơn khi mua hàng. Hỏi HS mua hàng theo hình thức nào tiết kiệm hơn?
Ví dụ 2: Khi dạy bài hình trịn, GV đưa ra vật thật để HS phân biệt hình trịn
và đường trịn. GV yêu cầu HS vẽ một tròn bất kỳ và thực hành tính chu vi hình trịn vừa vẽ.
Ví dụ 3: Khi dạy hình chữ nhật cho học sinh sau tiết học, GV mở rộng cho HS
nhận biết thêm các đồ vật xung quanh các em có các dạng hình đã học: bảng lớp, mặt sách vở hoặc khi dạy bài diện tích hình chữ nhật cho học sinh tính diện tích bảng lớp, mặt bàn, lớp học,...
Ví dụ 4: Quy trình vắn tắt khi dạy bài “Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương”
của một giáo viên được khảo sát, gồm các bước sau:
Bước 1: Cho HS tìm các vật dụng có dạng hình hộp chữ nhật có trong lớp. Bước 2: GV đưa vật mẫu HS quan sát.
Bước 4: Chia theo nhóm 4, mỗi nhóm có 1 hộp sữa dạng hình hộp chữ nhật cùng quan sát trao đổi với các bạn trong nhóm và tìm ra xem hộp sữa dạng hình hộp chữ nhật đó có bao nhiêu mặt, bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh.
Ví dụ 5: Một số GV cịn vận dụng kỹ thuật “Mảnh ghép” trong việc xây dựng,
tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS phát huy sự chủ động, tích cực khi giải quyết nhiệm vụ GV giao. Tóm tắt các bước thực hiện như bên dưới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình hộp chữ nhật Vịng 1: Học sinh thảo luận nhóm 4
trong thời gian 3 phút.
Vịng 2: Học sinh tạo nhóm mới chia sẻ nội dung ở vòng 1 trong thời gian 4 phút Nhóm 1+2: Nêu tên các mặt của hình
hộp chữ nhật?
Nhóm 3+4: Nêu tên các đỉnh của hình hộp chữ nhật?
Nhóm 5+6: Nêu tên các cạnh của hình hộp chữ nhật?
+ Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật? + Học sinh trình bày trước lớp, GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình lập phương
GV cho HS quan sát vật mẫu và chỉ ra các mặt, đỉnh, cạnh của hình lập phương. HS chia sẻ, nhận xét. GV chốt ý.
GV hỏi:
+ Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có điểm nào giống và khác nhau? HS nêu, GV tổng kết.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Tìm thêm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Ví dụ 6: Một kinh nghiệm khác của GV khi dạy bài “Hình hộp chữ nhật. Hình
lập phương” đó là cho HS thực hành xếp gấp hình hộp chữ nhật, hình lập phương 3D (GV in hình có sẵn các nếp gấp) theo nhóm. Tiếp theo đó, GV cho HS nhận diện đặc điểm các hình, trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV chốt đặc điểm hình lập phương, hình hộp chữ nhật. Đặc điểm chung của hình hộp. Sau đó, GV u cầu HS lấy ví dụ thực tế các hình hộp: thùng mì tơm, hộp phấn…
b) Quan điểm của giáo viên đối với tiết dạy hình học theo lý thuyết RME
Trong thực tế dạy học, kiến thức đơi khi có nội dung hàn lâm, khơ khan và HS khó tiếp thu. Đó cũng chính là điều mà chúng tơi băn khoăn và tìm hướng giải quyết, làm thế nào HS có thể dễ dàng tiếp nhận và vận dụng như cách mà mục tiêu học tập ban đầu được đề cập. Trở lại những ví dụ nêu trên, nhìn chung có sự giống nhau về cách tiếp cận trong dạy học. Đa phần là cách tiếp cận hoạt động và tiếp cận thực tế. HS được hoạt động để hình thành kiến thức và nếu như hoạt động được xây dựng đó, lấy chất liệu từ thực tế vừa đơn giản, gần gũi vừa có ý nghĩa với HS, sẽ giúp các em hình thành hướng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên thơng qua chính lăng kính của bản thân. Có thể là xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân và khả năng kết nối các mảnh ghép kiến thức lại với nhau. Như vậy, cách tiếp cận dựa trên hoạt động và thực tế vừa nêu cũng chính là những quan điểm cơ bản của lý thuyết RME. Cũng vì những lí do đó, khi xây dựng nội dung khảo sát, chúng tơi có đưa ra một vài hoạt động cơ bản được thiết kế dựa trên các nguyên tắc của lý thuyết RME. Đa số giáo viên tán thành với 27/30 phiếu khảo sát. Tuy nhiên, cũng có sự hồi nghi và phân vân nhưng chiếm tỉ lệ không cao.
Biểu đồ 2.1. Khảo sát quan điểm của giáo viên khi thực hiện tiết dạy theo lý thuyết RME (từ khó khăn nhất đến ít khó khăn nhất)
Theo biểu đồ 2.1, chúng tôi nhận thấy rằng: Trong quá trình tổng hợp ý kiến của 30 GV được khảo sát, điều mà GV băn khoăn nhất đó là hạn chế về thời gian, cách xây dựng tình huống dạy học, tiếp đến là thiếu tài liệu hướng dẫn dạy học cũng như là khó khăn khi xây dựng giáo án. Cuối cùng là thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Ở mỗi hoạt động học tập và giảng dạy dựa trên lý thuyết RME, mỗi GV sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau với các quan điểm riêng khi được hỏi về những trở ngại sẽ gặp phải khi thực hiện phương pháp mới trong dạy học toán.