Các bước học sinh làm một cái hộp đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 91 - 118)

3.5. Kết quả thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm đề tài nghiên cứu đã giúp chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng lý thuyết giáo dục toán học dựa trên thực tế vào giảng dạy yếu tố hình học ở tiểu học là phù hợp. Qua đó, GV có thêm một cách tiếp cận mới trong phương pháp dạy trẻ. Tiết học trở nên sinh động và HS thích thú khi tham gia tiết học, nắm bài khá tốt và vận dụng thực hành làm bài tập tương đối hiệu quả.

Từ kết quả thực nghiệm, có thể thấy được một số ưu điểm của việc vận dụng lý thuyết RME vào giảng dạy yếu tố hình học như sau:

- Khơng khí lớp học thoải mái, vui vẻ.

- Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động.

- Học sinh chủ động nêu thắc mắc khi gặp vấn đề khó giải quyết. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh, kịp thời đưa ra những gợi ý cho các em.

- Khi quen dần với mơ hình học tập mới, học sinh mạnh dạn nêu lên ý kiến cá nhân cũng như đa dạng hóa cách giải quyết vấn đề.

- Học sinh chủ động hợp tác với các bạn trong mọi hoạt động, thảo luận sôi nổi, thoải mái chia sẻ, trao đổi những điều mình biết với bạn.

- Học sinh tự tin và mạnh dạn hơn khi biết kết nối giữa toán học và thực tế, bắt đầu nhận thức được sự gắn kết giữa tốn học với đời sống.

Ngồi ra, khi tiến hành thực nghiệm đề tài có những điểm cần lưu ý:

- Lý thuyết giáo dục toán học dựa vào thực tế là một trong số các lý thuyết giáo dục hiện đại, có nhiều ưu điểm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đòi hỏi GV phải nắm vững tinh thần quan điểm, các nguyên tắc thiết kế bài giảng. Trên thực tế, HS chưa quen liên hệ kiến thức cũ và mới. Điều này cũng gây khó khăn cho giáo viên. Vì thế, để học sinh làm quen dần với cách tiếp cận mới, GV cần thường xuyên tổ chức dạy học theo lý thuyết RME.

- Về vấn đề thời gian, sự tập trung, chú ý của HS là một trong số điều GV cịn băn khoăn. Chính vì thế, tùy vào tình hình lớp và năng lực HS, GV có thể lựa chọn các nội dung và xây dựng hoạt động phù hợp.

- Dạy học theo lý thuyết RME tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá, khai thác tri thức, như con đường mà các nhà khoa học bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Đó

cũng chính là quan điểm “tái phát minh” tri thức toán học dưới sự dẫn dắt của GV trong lý thuyết RME. Ban đầu, giáo viên đưa ra vấn đề có chứa ngữ cảnh. Ngữ cảnh đó có thể là ngồi thực tế nhưng cũng có những tình huống chứa ngữ cảnh tưởng tượng dễ hình dung, gần gũi với tâm trí các em. Khi tìm đáp án cho bất kỳ tình huống nào, các em đều phải quan sát, suy luận, vận dụng những kiến thức, những hiểu biết để trả lời cho câu hỏi đó. Đáp án có thể đúng, có thể sai. Nếu sai, HS có thể tham khảo ý kiến của bạn hoặc nhờ sự trợ giúp từ GV để nhận ra sai sót, sửa chữa. Trong q trình hoạt động, chắc chắn HS sẽ có nhiều cách suy luận, dự đoán và đưa ra giải pháp. Không nhất thiết đưa về giải pháp chung nhất miễn sao cách làm đó mang đến hiệu quả, giúp cho trẻ cơ hội tích lũy dần kiến thức, kinh nghiệm, hiểu được tính logic, liên kết và xâu chuỗi các dữ kiện thông tin.

- Cũng là một cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm, thông qua hoạt động HS tự khai thác, hiểu rõ được nhiều khía cạnh của vấn đề và tự làm chủ được tri thức. Mặt khác, trong quá trình tham gia hoạt động, HS làm việc còn chậm, chưa quen với các thao tác và chưa dứt khoát trong mỗi hành động. Dẫn tới việc không đủ thời gian, chạy thêm giờ, chưa kể một số học sinh khơng tìm được hướng giải quyết và mong đợi sự giúp đỡ từ phía giáo viên. Do đó, tình huống chứa vấn đề cần phù hợp với năng lực học sinh của lớp, khơng q khó và khơng mang tính thách đố. Trong những lúc học nhóm, HS thường có xu hướng làm việc riêng; đơi lúc cịn lệ thuộc ý kiến, cách làm vào những bạn HS khá, giỏi. Vì thế, GV cần bao quát lớp kết hợp thêm các phương pháp khác nhằm thu hút học sinh, kịp thời tuyên dương, khích lệ, tổ chức thi đua giúp HS tham gia hoạt động học tập tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính hợp lý và khả thi của đề tài. Sau thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy giáo viên dự đốn đa số đúng với hoàn cảnh lớp học dù cịn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian. Cịn học sinh tích cực trong các hoạt động học tập, sẵn sàng chia sẻ ý kiến với mọi người, được trình bày cách làm riêng dựa trên hiểu biết của chính bản thân học sinh. này đã chứng tỏ việc vận dụng lý thuyết RME là khả thi và phù hợp. Mặc dù, quá trình thực nghiệm diễn ra trên phạm vi hẹp nhưng kết quả cho thấy giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu bước đầu có tính khả thi, phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Lý thuyết giáo dục toán học dựa trên thực tế (viết tắt là lý thuyết RME) là một lý thuyết tiến bộ, đã và đang có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, nước ta cũng đang trong q trình thực hiện cải cách, đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục tốn học nói riêng. Về lý thuyết RME, một số các nhà nghiên cứu ở nước ta đã có những bài luận án, bài báo, tạp chí đề cập đến tiếp cận và vận dụng vào giảng dạy cho học sinh cấp phổ thông (cấp 2 và cấp 3) và chưa thấy nghiên cứu lý thuyết này ở cấp tiểu học. Chính vì thế, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể áp dụng vào thực tế dạy học và phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.

Ngoài ra, khi thực hiện đề tài “Vận dụng lý thuyết RME vào dạy học hình học ở tiểu học”, chúng tơi có những kết luận như sau:

- Đối với GV:

+ GV có thêm một cách tiếp cận mới trong dạy học tốn ở tiểu học nói chung và dạy yếu tố hình học nói riêng. Đó là dạy học theo lý thuyết RME.

+ Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình đã được trình bày, GV có thể mơ phỏng xây dựng các tình huống tốn học gần gũi, gắn liền với thực tế cuộc sống của HS. Bên cạnh đó, GV cịn có thể lựa chọn chủ đề, thiết kế quy trình dạy học phù hợp với nhận thức, năng lực của HS lớp mình, hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học toán trong bối cảnh mới.

+ Trong quá trình khảo sát về đề tài nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy giáo viên cịn nhiều băn khoăn về những trở ngại gặp phải khi thực hiện lý thuyết RME. Nhất là hạn chế về mặt thời gian, tiếp đến là gặp khó khăn khi tìm tài liệu hướng dẫn dạy học cũng như cách lựa chọn, thiết kế giáo án,...Chính vì vậy, kế hoạch xây dựng nội dung bài dạy được trình bày trong luận văn này được xem như một tài liệu tham khảo, giải quyết một phần nào đó những ưu tư, lo lắng của giáo viên khi vận dụng lý thuyết RME.

+ Việc thực nghiệm sư phạm cho thấy bước đầu đề tài nghiên cứu có tính khả thi và có thể áp dụng được vào giảng dạy ở tiểu học mặc dù gặp khơng ít khó khăn.

- Đối với HS:

+ Học sinh thích thú, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập. Mặc dù ban đầu, HS cịn rụt rè khi trình bày ý kiến cá nhân và gặp khó khăn khi diễn đạt các kí hiệu, ngơn ngữ tốn học bằng ngơn ngữ hội thoại tự nhiên.

+ Học sinh được lựa chọn và giải quyết theo cách mà các em suy nghĩ. Tuy nhiên, các em cịn gặp khó khăn khi giải thích về việc mà các em thực hiện. Điều này cũng là minh chứng cho việc sử dụng kinh nghiệm, vốn sống để giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng là một đặc trưng riêng của lý thuyết RME.

+ Từ hiểu biết của chính bản thân, HS bắt đầu giải quyết vấn đề hoặc dưới sự dẫn dắt của GV có thể xây dựng mơ hình tốn học hóa, sau đó tổng hợp lại thành các khái niệm, cơng thức,...Ngồi ra, việc nhận dạng bài toán, xử lý bài toán bằng cách này hay cách khác như: làm theo thói quen, sự hiểu biết, kinh nghiệm hoặc vận dụng cơng thức là một quy trình khá vất vả, cần nhiều thời gian và thực sự cịn rời rạc và chưa có nhiều sự gắn kết. Do đó, chúng tơi ln tạo cơ hội cho trẻ làm việc dựa trên khả năng thông qua hiểu biết cá nhân và hướng đến cách giải quyết vấn đề ngồi những mẫu sẵn có. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian, nhưng mỗi hoạt động của trẻ lại mang một ý nghĩa của rất riêng, đậm dấu ấn của trẻ, đầy sức sáng tạo và sự thú vị. Tất cả đều hướng đến tinh thần của lý thuyết RME.

+ HS được học tốn thơng qua hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động, được hoạt động vẽ, cắt, ghép, nối,..cùng suy luận, dự đốn, thảo luận, kiểm nghiệm để tìm ra đáp án. Trong mỗi giai đoạn điều có khó khăn, thử thách nhưng hơn hết là sự nỗ lực, ý chí ham học, ham làm, đồng lịng, chung sức đã giúp các em vượt qua tất cả.

2. Kiến nghị

+ Trên tinh thần đổi mới, sáng tạo trong giáo dục, hy vọng nhà trường và cán bộ quản lý sẽ luôn tạo điều kiện, hỗ trợ cho giáo viên tiếp cận với các xu hướng dạy học mới và áp dụng các lý thuyết tiến bộ vào thực tế dạy học phù hợp với tình hình lớp cũng như tại địa phương. Một trong số đó là lý thuyết giáo dục toán học dựa trên thực tế (viết tắt là lý thuyết RME).

+ Chúng ta đang sống trong thời đại số, thời đại công nghệ 4.0 cùng với sự phát triển mạnh của các thiết bị điện tử, điện thoại thơng minh và các tiện ích đi kèm. Mặc dù, cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng việc truyền tải thơng tin bằng hình ảnh, âm thanh có thể giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức, cập nhật thông tin, liên hệ gần gũi với xã hội xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho trẻ. Thế nên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư trong dạy học có thể tác động đến q trình tương tác trong học tập của GV – HS, HS - HS. Chính vì thế, nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất như bàn, ghế dùng cho học nhóm, bảng từ, bảng tương tác, máy chiếu, màn chiếu, ti vi hoặc đầu thu phát đĩa,...góp phần nâng cao chất lượng học tập giáo dục tại trường.

+ Mặt khác, để áp dụng dạy học theo lý thuyết RME có hiệu quả, GV cần tích cực, chủ động đào sâu nghiên cứu, vận dụng, tự đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, chuẩn hóa quy trình đối với lớp mình. Khâu chuẩn bị nội dung, thiết bị dạy học từ lựa chọn chủ đề, tài liệu dạy học đến thiết kế bài dạy hoặc các đồ dùng liên quan cũng quan trọng không kém. Không những thế, GV cũng cần đầu tư suy nghĩ, tìm tịi thêm nhiều các tình huống nêu vấn đề cho HS giải quyết. Điều này chắc chắn sẽ mất khá nhiều thời gian, cơng sức của GV nhưng khi nhìn lại, GV sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm vừa phát triển chuyên môn vừa nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới sáng tạo trong giảng dạy tất cả vì HS thân yêu.

+ Về cơ bản, lý thuyết RME là lý thuyết dạy học tốn dựa vào thực tế. HS có thể có nhiều cách giải quyết, miễn sao các em hiểu bài, giải quyết ổn thỏa các nhiệm vụ được giao. Từ những kinh nghiệm được tích lũy cộng với q trình tư duy phân tích, tổng hợp kiến thức tốn học sẽ giúp các em biết nhận diện tình huống, suy nghĩ logic, thận trọng và mạnh dạn thực hành. HS càng có nhiều cơ hội giải quyết vấn đề sẽ giúp các em thêm sự tự tin và sáng tạo. Điều này cũng là minh chứng cho quan điểm “Toán học như là một hoạt động sống của con người” của tác giả Freudenthal. + Số lượng, trình độ học sinh khơng đồng đều có thể ảnh hưởng đến q trình học tập. Do đó, khi vận dụng lý thuyết RME, GV có thể kết hợp thêm một số phương pháp khác để tăng sự tương tác, thu hút các em. GV có thể tùy vào tình hình

lớp, lượng kiến thức cần truyền tải để phân chia thành các nhóm học tập sao cho hiệu quả. Việc học nhóm khơng q chú trọng vào kết quả, theo đó GV cần quan sát, nhìn nhận, đánh giá vào quá trình làm việc, hợp tác, hỗ trợ hoàn thành sản phẩm hoặc nhiệm vụ được giao. Đây cũng là cơ hội rèn luyện cho trẻ tinh thần hợp tác, thái độ nghiêm túc, xây dựng và thúc đẩy sự tăng tiến khi thực hiện các mục tiêu đặt ra.

GV có thể áp dụng lý thuyết RME trong các tiết học trải nghiệm, vừa tăng tính tương tác giữa HS – HS, GV – HS và cũng là cơ hội để GV tích hợp liên mơn, tích hợp xun mơn; khai thác và mở rộng giáo dục STEAM vào giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmad Fauzan. (2002). Teaching mathematics in indonesian primary schools using

realistic `mathematics education (RME) - approach. Mathematics Department,

Faculty of Mathematics and Science, Padang State University.

Albert B.Bennett, Jr, Laurie J.Burton, L.Ted Nelson. (2012). Mathematics for Elementary Teachers: a conceptual approach. McGraw-Hill.

Barbara Peters (N. Kawasaki, 2016). Realistic Mathematics Education and Professional Development: A Case Study of the Experiences of Primary School Mathematics Teachers in Namibia. Dissertation presented for the

degree of Doctor Of Philosophy In Education In the Department of Curriculum Studies Faculty of Education University of Stellenbosch.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thơng. Hà Nội: Nxb

Giáo dục.

Dương Hữu Tịng. (2012). Dự đốn và giải thích ngun nhân sai lầm của học sinh

khi học chủ đề phân số dưới ngôn ngữ của didactic tốn. Tạp chí Khoa học

Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Nhận từ:

Đặng Tự Ân, Nguyễn Danh Ninh. (2008). Các bài tốn hình học giải bằng số học ở

tiểu học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Đỗ Đình Hoan. (2002). Sách giáo viên Tốn 1. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2002). Sách giáo viên Tốn 2. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2002). Sách giáo viên Toán 3. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2002). Sách giáo viên Tốn 4. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2002). Sách giáo viên Toán 5. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2002). Tốn 1. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Đỗ Đình Hoan. (2003). Tốn 2. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2004). Tốn 3. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2005). Tốn 4. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Đỗ Đình Hoan. (2006). Tốn 5. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Freudenthal H. (1973). Mathematics as an Education Task. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

Freudenthal H. (1971). Geometry Between the Devil and the Deep Sea. Educational

Studies in Mathematics.

Febe Ratu Nada Theodora, Dylmoon Hidayat. (2018). The use of realistic mathematics education in teaching the concept of equality. Journal of Holistic

Mathematics Education. P104 -113.

DOI: http://dx.doi.org/10.19166/johme.v1i2.913

Fitriana, Edwin Musdi, and Azwir Anhar. (2018). Development of learning design based on realistic mathematics education. International Conferences on Education, Social Sciences and Technology

DOI: https://doi.org/10.29210/20181103

Hans Freudenthal. (1991). Revisiting Mathematics Education:China Lectures.

Kluew Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

http://www.researchgate.net/publication/270339139_Teaching_Functions_Using_a _Realistic_Mathematics_Education. Ngày truy cập 24/11/2019

https://gdthhatinh.violet.vn/entry/mot-so-thay-doi-trong-ct-mon-toan-theo-qd-16-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 91 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)