- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Đây cũng là một dạng hình HCN. Tuy nhiên, nó khơng có nắp đậy hay khơng có phần đáy trên. Cần lưu ý khi tính tốn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về diện tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV đưa ra tình huống:
Gần đến sinh nhật Bình, bạn Mai dự định làm một hộp q bí mật có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương.
a) Em hãy giúp Mai làm chiếc hộp đó nhé! (có thể bằng giấy màu cứng, có kẻ ơ hoặc khơng kẻ ơ)
b) Tính lượng giấy cần dùng làm hộp.
c) Bạn Mai dán giấy (hoặc tô) màu đỏ vào các mặt xung quanh và dán giấy (hoặc tơ) màu vàng vào hai mặt đáy của hộp đó (chỉ làm mặt ngồi). Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đơn vị?
- GV quan sát HS thực hiện từng nhiệm vụ học tập. Đối với mỗi nhiệm vụ, HS sẽ tự suy nghĩ cách làm và làm bằng nhiều cách.
- GV hướng dẫn nếu HS chưa hiểu yêu cầu hoặc gặp khó khăn khi thực hiện. - HS thực hiện và so sánh với bạn.
- GV đặt vấn đề: Làm thế nào tính được phần giấy màu đỏ và màu vàng? - GV lắng nghe, giải thích, hỗ trợ.
- GV dẫn dắt HS tìm ra cơng thức chung.
- GV kết luận: Phần giấy che phủ trên tất cả bề mặt của hộp chính là tổng diện tích các mặt của một hình khối. Đó cũng chính là diện tích tồn phần của hình hộp đó. Phần màu đỏ được xem là diện tích xung quanh của chiếc hộp đó. Cịn phần màu vàng chính là diện tích 2 mặt đáy.
Nếu trường hợp, HS có hình lập phương. HS tiếp tục phân tích theo từng câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về các mặt của hình lập phương?
+ Như vậy, muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta phải làm như thế nào?
+ Tương tự như trên, diện tích tồn phần của hình lập phương sẽ có cơng thức như thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận chung về cách tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh của từng hình.
- GV chốt và đưa ra cơng thức cho diện tích từng hình. - GV cho HS thực hành luyện tập củng cố bài đã học.
3.3. Chọn mẫu thực nghiệm
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu a. Tiêu chí chọn mẫu a. Tiêu chí chọn mẫu
HS được chọn thực nghiệm đều có sự phát triển bình thường về tâm sinh lý, phù hợp với đặc điểm phát triển của học sinh lớp 5.
b. Công cụ khảo sát, đánh giá
Để đánh giá về giáo án thực nghiệm, chúng tôi xây dựng phiếu bài tập sau thực nghiệm (Phụ lục 1). Nội dung phiếu bài tập nhằm kiểm tra về kiến thức, kĩ
năng, vận dụng hiểu biết giải quyết vấn đề bài toán.
3.3.2. Đặc điểm lớp thực nghiệm
Chúng tôi dự định tiến hành thực nghiệm vào khoảng thời gian học kỳ 2 của năm học 2019 – 2020. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID – 19) diễn biến phức tạp cả trong nước lẫn ngoài nước ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của tất cả mọi người. Và theo khuyến cáo của Bộ y tế, chỉ thị từ Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường học đều thay đổi lịch đi học lại cho đến khi dịch bệnh được kiểm sốt ổn định. Chính vì thế, chúng tơi không thể thực nghiệm tại trường tiểu học. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trực tuyến một lớp 5 trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố và thực nghiệm trực tiếp một nhóm học sinh gồm 10 HS tại Bình Dương.
3.4. Thực nghiệm
Trình tự thực hiện các tiết dạy như sau:
+ Trước giờ dạy: Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Gợi mở kiến thức bài cũ có liên quan đến hoạt động tiếp theo.
+ Trong giờ dạy: Quan sát hoạt động của GV; hoạt động của HS
+ Sau giờ dạy: Thăm hỏi, trao đổi ý kiến GV và HS, rút kinh nghiệm cho những tiết sau.
Thông qua các bước dạy học theo lý thuyết RME, GV sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động tương ứng. Quy trình năm bước dạy học theo lý thuyết RME:
Bước 1: Hiểu vấn đề thông qua bối cảnh thực tế Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh
Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Bước 5: Rút ra kết luận
3.4.1. Phân tích tiến trình thực nghiệm dành cho tiết học trực tuyến (online) (online)
Chúng tôi tiến hành dạy học trực tuyến lớp 5C trường Tiểu học Trương Văn Thành ở Tp. Hồ Chí Minh. Thời lượng tiết học trực tuyến là 40 phút. Số lượng học
sinh tham gia là 20 học sinh. Giáo án dành cho tiết học trực tuyến được trình bày cụ thể ở phần phụ lục.
Một số nhận xét và đánh giá quá trình học tập như sau:
- Hoạt động: Nhận diện đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương - Nội dung: Trong hoạt động này, GV sẽ cung cấp cho HS các hình ảnh có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương và yêu cầu HS nhận diện đồ vật cũng như tìm đặc điểm chung của những đồ vật ấy.
- Phân tích hoạt động HS – GV:
Khi GV hỏi: “Các em hãy tìm món đồ có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương có trong nhà của mình?”. HS thi đua nhau phát biểu: tủ lạnh, hộp bánh, tủ đồ, hộp đồ chơi, hộp bút,...
Chúng tơi nhận thấy có sự tương tác giữa GV - HS và HS – HS, HS rất háo hức chia sẻ ý kiến của mình; quan sát tốt, nhận biết được các vật dụng, đồ dùng có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Mặt khác, khi GV đưa ra những hình ảnh và hỏi: “Những đồ vật dưới đây có được cho là hình hộp chữ nhật, hình lập phương hay khơng? Vì sao?”