Minh họa sản phẩm bị xóa bỏ một vài thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 73)

Hình 3.3. Minh họa sản phẩm bị xóa bỏ một vài thông tin

- Giáo viên yêu cầu học sinh:

a) Các em hãy thử đoán tên mặt hàng mà mình biết được chiếu trên màn hình? b) Sau đó, các em hãy tìm sự giống nhau của những mặt hàng/đồ vật đã nêu? Và hoàn thành phiếu bài tập nhóm

Mặt hàng/ Đồ vật Giống nhau ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ........

- GV lắng nghe và nhận xét phần trình bày cá nhân hoặc nhóm.

- GV cho HS tiếp tục quan sát một chiếc hộp có sẵn thảo luận chốt lại các ý sau:

+ Chiếc hộp có mấy đỉnh? + Chiếc hộp có mấy mặt? + Và có số cạnh là bao nhiêu?

Theo em, những chiếc hộp đó là hình gì?

Giáo viên kết luận: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương đều là hình 3 chiều.

Đối với hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Riêng hình lập phương có các mặt là hình vng bằng nhau nên không cần phân biệt độ dài ba chiều và gọi chung là cạnh.

- HS dùng kéo cắt một cạnh của chiếc hộp để tháo rời chiếc hộp được như hình minh họa dưới đây.

- Yêu cầu HS xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao đối với hình hộp chữ nhật.

Hình 3.4. Minh họa mơ hình hình hộp chữ nhật

Hình 3.5. Minh họa mơ hình hình lập phương

- HS tiếp tục thảo luận về mơ hình và trả lời các câu hỏi: Chiều cao

Chiều rộng

Chiều dài

+ Em có nhận xét gì về các mặt của mơ hình trên?

+ Chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì khác so với chiếc hộp có dạng hình lập phương?

+ Tìm thêm một số món đồ quen thuộc mà em biết có dạng hình HCN, HLP? - GV mở rộng vấn đề: hồ kính, chậu cây, căn phịng, kệ sách,...có phải là một dạng của hình hộp chữ nhật hay khơng? Vì sao?

Hình 3.6. Chậu trồng cây Hình 3.7. Bể kính ni cá

- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Đây cũng là một dạng hình HCN. Tuy nhiên, nó khơng có nắp đậy hay khơng có phần đáy trên. Cần lưu ý khi tính tốn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về diện tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- GV đưa ra tình huống:

Gần đến sinh nhật Bình, bạn Mai dự định làm một hộp q bí mật có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương.

a) Em hãy giúp Mai làm chiếc hộp đó nhé! (có thể bằng giấy màu cứng, có kẻ ơ hoặc khơng kẻ ơ)

b) Tính lượng giấy cần dùng làm hộp.

c) Bạn Mai dán giấy (hoặc tô) màu đỏ vào các mặt xung quanh và dán giấy (hoặc tô) màu vàng vào hai mặt đáy của hộp đó (chỉ làm mặt ngồi). Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đơn vị?

- GV quan sát HS thực hiện từng nhiệm vụ học tập. Đối với mỗi nhiệm vụ, HS sẽ tự suy nghĩ cách làm và làm bằng nhiều cách.

- GV hướng dẫn nếu HS chưa hiểu yêu cầu hoặc gặp khó khăn khi thực hiện. - HS thực hiện và so sánh với bạn.

- GV đặt vấn đề: Làm thế nào tính được phần giấy màu đỏ và màu vàng? - GV lắng nghe, giải thích, hỗ trợ.

- GV dẫn dắt HS tìm ra cơng thức chung.

- GV kết luận: Phần giấy che phủ trên tất cả bề mặt của hộp chính là tổng diện tích các mặt của một hình khối. Đó cũng chính là diện tích tồn phần của hình hộp đó. Phần màu đỏ được xem là diện tích xung quanh của chiếc hộp đó. Cịn phần màu vàng chính là diện tích 2 mặt đáy.

Nếu trường hợp, HS có hình lập phương. HS tiếp tục phân tích theo từng câu hỏi sau:

+ Em có nhận xét gì về các mặt của hình lập phương?

+ Như vậy, muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta phải làm như thế nào?

+ Tương tự như trên, diện tích tồn phần của hình lập phương sẽ có cơng thức như thế nào?

Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận chung về cách tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh của từng hình.

- GV chốt và đưa ra cơng thức cho diện tích từng hình. - GV cho HS thực hành luyện tập củng cố bài đã học.

3.3. Chọn mẫu thực nghiệm

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu a. Tiêu chí chọn mẫu a. Tiêu chí chọn mẫu

HS được chọn thực nghiệm đều có sự phát triển bình thường về tâm sinh lý, phù hợp với đặc điểm phát triển của học sinh lớp 5.

b. Công cụ khảo sát, đánh giá

Để đánh giá về giáo án thực nghiệm, chúng tôi xây dựng phiếu bài tập sau thực nghiệm (Phụ lục 1). Nội dung phiếu bài tập nhằm kiểm tra về kiến thức, kĩ

năng, vận dụng hiểu biết giải quyết vấn đề bài toán.

3.3.2. Đặc điểm lớp thực nghiệm

Chúng tôi dự định tiến hành thực nghiệm vào khoảng thời gian học kỳ 2 của năm học 2019 – 2020. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID – 19) diễn biến phức tạp cả trong nước lẫn ngoài nước ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của tất cả mọi người. Và theo khuyến cáo của Bộ y tế, chỉ thị từ Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường học đều thay đổi lịch đi học lại cho đến khi dịch bệnh được kiểm sốt ổn định. Chính vì thế, chúng tôi không thể thực nghiệm tại trường tiểu học. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trực tuyến một lớp 5 trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố và thực nghiệm trực tiếp một nhóm học sinh gồm 10 HS tại Bình Dương.

3.4. Thực nghiệm

Trình tự thực hiện các tiết dạy như sau:

+ Trước giờ dạy: Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Gợi mở kiến thức bài cũ có liên quan đến hoạt động tiếp theo.

+ Trong giờ dạy: Quan sát hoạt động của GV; hoạt động của HS

+ Sau giờ dạy: Thăm hỏi, trao đổi ý kiến GV và HS, rút kinh nghiệm cho những tiết sau.

Thông qua các bước dạy học theo lý thuyết RME, GV sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động tương ứng. Quy trình năm bước dạy học theo lý thuyết RME:

Bước 1: Hiểu vấn đề thông qua bối cảnh thực tế Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh

Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời Bước 5: Rút ra kết luận

3.4.1. Phân tích tiến trình thực nghiệm dành cho tiết học trực tuyến (online) (online)

Chúng tôi tiến hành dạy học trực tuyến lớp 5C trường Tiểu học Trương Văn Thành ở Tp. Hồ Chí Minh. Thời lượng tiết học trực tuyến là 40 phút. Số lượng học

sinh tham gia là 20 học sinh. Giáo án dành cho tiết học trực tuyến được trình bày cụ thể ở phần phụ lục.

Một số nhận xét và đánh giá quá trình học tập như sau:

- Hoạt động: Nhận diện đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương - Nội dung: Trong hoạt động này, GV sẽ cung cấp cho HS các hình ảnh có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương và yêu cầu HS nhận diện đồ vật cũng như tìm đặc điểm chung của những đồ vật ấy.

- Phân tích hoạt động HS – GV:

Khi GV hỏi: “Các em hãy tìm món đồ có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương có trong nhà của mình?”. HS thi đua nhau phát biểu: tủ lạnh, hộp bánh, tủ đồ, hộp đồ chơi, hộp bút,...

Chúng tơi nhận thấy có sự tương tác giữa GV - HS và HS – HS, HS rất háo hức chia sẻ ý kiến của mình; quan sát tốt, nhận biết được các vật dụng, đồ dùng có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Mặt khác, khi GV đưa ra những hình ảnh và hỏi: “Những đồ vật dưới đây có được cho là hình hộp chữ nhật, hình lập phương hay khơng? Vì sao?”

Hình 3.8. Chậu hoa Hình 3.9. Kệ sách

HS đưa ra các ý kiến:

+ Không phải. Cái chậu hay kệ sách đều khơng phải hình hộp chữ nhật/ hình lập phương.

+ Con khơng biết chính xác nó là hình gì. Chắc là hình vng.

Và khi u cầu giải thích thì HS lại chưa thể giải thích được nhưng cũng có vài ý kiến về số mặt, cạnh, đỉnh, chỉ có đều là nó bị mất 1 mặt đáy trên.

- Những hạn chế khi thực hiện dạy học trực tuyến: Đường truyền mạng yếu dẫn đến việc chia sẻ thơng tin bị gián đoạn. Khi các em trình bày chưa có trật tự, cịn chen lời, tiếng ồn, v.v; phần nhiều HS ngồi lắng nghe và chưa có sự kết nối với GV; HS khơng thể hoạt động nhóm. Mất khá nhiều thời gian để nhận được phản hồi từ phía học sinh, GV chỉ sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải là chính,...

Nhìn chung, ở mỗi mơ hình dạy học chắc chắn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Dạy học trực tuyến (online) không thể tránh khỏi những hạn chế nhưng cũng có những giá trị riêng của nó như nâng cao tinh thần tự giác, tự học; nguồn tài liệu bài giảng đa dạng, HS có thể lựa chọn hình thức học phù hợp với bản thân, học cách sắp xếp và phân bố thời gian học tập hợp lí,...

Chính vì thế, trong nội dung này, GV chỉ dạy một tiết trực tuyến về bài thực nghiệm do những hạn chế đã nêu và chuyển sang thực nghiệm trên một nhóm học sinh tại địa phương Bình Dương và khơng thực hiện so sánh trình độ, năng lực của học sinh giữa Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương.

3.4.2. Phân tích tiến trình thực nghiệm dạy học trực tiếp

Hoạt động 1: Nhận diện đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Mục tiêu:

- Nhận biết các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Từ đó, hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương; phân biệt được hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Quy trình 5 bước “tái phát minh” tri thức toán học theo lý thuyết RME

Hoạt động của GV - HS Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng

ngày

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh thực tế về các mặt hàng có trong siêu thị và yêu cầu HS kể tên các loại mặt hàng có trong hình.

- Sau đó, GV chiếu một số hình và xóa bỏ một vài thơng tin trên chiếc hộp.

- GV yêu cầu HS:

a) Các em hãy thử đoán tên mặt hàng mà mình biết được chiếu trên màn hình?

b) Sau đó, các em hãy tìm sự giống nhau của những mặt hàng/đồ vật đã nêu? Và hoàn thành phiếu bài tập nhóm

Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh - HS quan sát và trả lời:

a) Các em hãy thử đốn tên mặt hàng mà mình biết được chiếu trên màn hình?

(hộp mực, viên milo, hộp khăn giấy,...)

b) Sau đó, các em hãy tìm sự giống nhau của những mặt hàng/đồ vật đã nêu? Và hoàn thành phiếu bài tập nhóm

Ý kiến của các nhóm như sau: - Chúng đều là cái hộp đựng đồ, có

màu sắc đẹp. - Chúng có các mặt bằng nhau. - Có đỉnh nhọn và có số đỉnh giống nhau;... - GV lắng nghe và cùng HS chốt lại các ý chung

Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ

cảnh

- GV cho HS tiếp tục quan sát một chiếc hộp có sẵn thảo luận chốt lại các ý sau:

+ Chiếc hộp có mấy đỉnh? + Chiếc hộp có mấy mặt? + Và có số cạnh là bao nhiêu?

Theo em, những chiếc hộp đó là hình gì?

(HS thực hiện đếm để biết được số mặt, đỉnh, cạnh và đưa ra kết luận đây là chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật. Sau đó, HS thực hiện tương tự với các mẫu đồ vật khác)

Bước 4: So sánh và thảo luận câu trả lời - HS dùng kéo cắt một cạnh của chiếc hộp để tháo rời chiếc hộp được như hình minh họa dưới đây.

- Yêu cầu HS xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao đối với hình hộp chữ nhật.

Em có nhận xét gì về các mặt của mơ hình trên?

+ Chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì khác so với chiếc hộp có dạng hình lập phương?

+ Tìm thêm một số món đồ quen thuộc mà em biết có dạng hình HCN, HLP? - GV mở rộng vấn đề: hồ kính, chậu cây, căn phịng, kệ sách,...có phải là một dạng của hình hộp chữ nhật hay khơng? Vì sao?

Bước 5: Rút ra kết luận - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận chung.

- GV kết luận: Hình hộp chữ nhật, hình

lập phương đều là hình 3 chiều. Đối với hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Riêng hình lập phương có các mặt là hình vng bằng nhau nên khơng cần phân biệt độ dài ba chiều và gọi chung là cạnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về diện tích xung quanh, diện tích tồn phần của hình

hộp chữ nhật và hình lập phương

Nội dung: Làm một hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Gần đến sinh nhật Bình, bạn Mai dự định làm một hộp q bí mật có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương.

a) Em hãy giúp Mai làm chiếc hộp đó nhé!

(có thể bằng giấy màu cứng, có kẻ ơ hoặc khơng kẻ ơ) b) Tính lượng giấy cần dùng làm hộp.

c) Bạn Mai dán giấy (hoặc tô) màu đỏ vào các mặt xung quanh và dán giấy (hoặc tơ) màu vàng vào hai mặt đáy của hộp đó (chỉ làm mặt ngồi). Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đơn vị?

Đối với hoạt động này, GV phát cho HS các mảnh giấy. GV yêu cầu HS từ mảnh giấy có sẵn hãy làm một chiếc hộp bất kỳ gồm có 6 mặt.

+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo quy trình 5 bước theo lý thuyết RME gồm:

Bước 1: Hiểu vấn đề và bối cảnh hằng ngày

(GV yêu cầu HS đọc đề và phân tích đề)

Bước 2: Giải thích vấn đề theo ngữ cảnh Bước 3: Giải quyết các vấn đề theo ngữ cảnh

+ Nội dung phân tích bước 2 và bước 3

Khi nhận được giấy trên tay, HS loay hoay tìm cách làm một chiếc hộp đơn giản gồm có 6 mặt. Mơ tả các trường hợp diễn ra trong lớp học như sau:

Trường hợp 1: HS vẽ mơ hình 6 mặt trên giấy màu có ơ vng. Các em lần lượt vẽ 6 hình chữ nhật với các kích thước bất kì rồi cắt ra, gấp theo các nếp gấp chung giữa các hình chữ nhật. Vì HS đã làm quen về đặc điểm về các mặt của hình hộp chữ nhật, hình lập phương nên các em vẽ các hình chữ nhật có độ lớn đối xứng. Tuy nhiên, cũng có HS chưa quen và quên mất tính đối xứng của các mặt nên khi gấp lại nó khơng ra được một hình hộp chữ nhật. Các em bắt đầu nêu thắc mắc, suy nghĩ và nhờ sự trợ giúp từ GV, bạn bè xung quanh. Sau đó, HS làm lại và hoàn chỉnh hơn.

Hình 3.10. Học sinh thực hiện làm mơ hình hình hộp 6 mặt

Trường hợp 2: Một vài học sinh dùng một chiếc hộp có sẵn để trên giấy. HS miết theo cạnh, rồi dùng thước với bút chì đồ lại đường có dấu miết. Tại các điểm giao, HS dùng bút chấm tròn để phân biệt các đỉnh. Trong cách làm này, HS gặp

khó khăn khi miết cạnh này cịn nhầm lẫn với cạnh khác. Sau đó, các em đánh dấu thứ tự các mặt.

Hình 3.11. Học sinh tạo nếp gấp cho hình hộp chữ nhật

Hình 3.12. Học sinh dùng bút đánh dấu các điểm

Ở hình 3.13, HS sử dụng một cục gôm và dùng bút đánh dấu các điểm các mặt tiếp theo HS cho hộp ngả sang trái, ngả sang phải, ngả trên, ngả dưới. Từ các điểm đã chấm trên giấy, HS dùng thước kẻ nối lại tạo thành một mơ hình hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương.

Hình 3.13. Học sinh dùng bút chấm điểm tạo mơ hình hình hộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học (Trang 73)