Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.2. Một vài sự khác biệt về dạy học hình học ở tiểu học giữa hai nước
Ở Việt Nam, trong chương trình năm 2006, các nội dung liên quan đến hình khối được dạy ở khối lớp năm. Bài đầu tiên là “Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương.” Hình hộp chữ nhật được giới thiệu bằng những món đồ quen thuộc như: bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có sáu mặt, hai
mặt đáy (mặt 1 và 2) và 4 mặt bên (mặt 3, 4, 5 và 6) đều là các hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2, mặt 3 bằng mặt 5, mặt 4 bằng mặt 6.
Hình hộp chữ nhật gồm có 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Đỉnh các mặt hình hộp chữ nhật gọi là đỉnh của hình hộp.
Cạnh của các mặt hình hộp chữ nhật gọi là cạnh của hình hộp.
Phần tìm hiểu về hình lập phương cũng được trình bày tương tự như thế.
Hình 2.2. Nội dung bài hình hộp chữ nhật, hình lập phương ở sách giáo khoa Tốn trong chương trình 2006
Trong chương trình Tốn tiểu học Singapore, hình khối được giới thiệu là hình ba chiều với cạnh, góc và mặt đáy gồm hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình nón, hình trụ và hình cầu. Với mỗi loại hình ln gắn liền với những đồ vật gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng làm quen và nhận biết.
Hình 2.3. Nội dung bài hình hộp chữ nhật, hình lập phương ở sách giáo khoa Tốn Singapore
Các bài tiếp theo sẽ là ghép hình và tạo mẫu. Điều này giúp trẻ phát triển được tư duy logic, cách bố trí, sắp xếp, tạo kiểu một cách cân đối, hài hịa và có tính trật tự, hệ thống.
Hình 2.4. Nội dung dựng hình từ các khối hình đã học được thể hiện trong sách giáo khoa Tốn Singapore
Hình 2.5. Nội dung tạo các mẫu hình có sự lặp lại từ các hình khối đã học được thể hiện trong sách giáo khoa Toán Singapore
Đó cũng chính là sự khác biệt trong việc lựa chọn nội dung xây dựng chương trình giảng dạy sách giáo khoa giữa hai nước, ví dụ cụ thể ở đây là về nội dung hình khối. Ngồi ra, việc trình bày hình ảnh trực quan, sinh động và đầy màu sắc bên cạnh những câu hỏi gợi mở, những hoạt động đơn giản nhưng không kém phần lý thú, tư duy. Đấy cũng là cách tạo cơ hội cho trẻ dễ liên tưởng, tưởng tượng, phát huy khả năng sáng tạo và cảm thấy toán học thật gần gũi, “toán như một hoạt động sống của con người” (Freudenthal).
Một ví dụ khác trong cách tiếp cận xây dựng nội dung dạy học về thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương: Trong chương trình sách tốn năm 2006 của Việt Nam, sau khi tìm hiểu khái niệm hình hộp chữ nhật, hình lập phương, HS được học về diện tích xung quanh, diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương và các bài toán liên quan đến việc tìm diện tích phần giấy cần sử dụng để làm hộp hoặc kích thước miếng nhơm cần sử dụng để làm thùng khơng có nắp. Các nội dung tiếp theo là về thể tích và các dạng bài liên quan đến thể tích. Các bài dạy về hình trụ, hình cầu. Chương trình 2006 lựa chọn xây dựng và phân phối nội dung trên là phù hợp với tinh thần và quan điểm dạy học, sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm 2006 và những năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, chương trình 2018 tiếp tục kế thừa và phát triển mạch kiến thức, kỹ năng nhằm giúp HS vận dụng những điều đã học vào đời sống, các nội dung được sắp xếp trật tự hệ thống, phát triển và nâng cao dần qua các khối lớp; bám sát với thực tế, phù hợp đặc điểm tình hình của địa phương và chú trọng dạy học trải nghiệm. Bên cạnh sự tiếp nối có kế thừa là tinh thần đổi mới sáng tạo, học hỏi các nước có nền giáo dục phát triển phù hợp với điều kiện của sự phát triển của xã hội, hội nhập quốc tế. Chẳng hạn mạch kiến thức về hình khối đã được bắt đầu dạy ở lớp 1 và mở rộng mạch kiến thức vào các khối lớp tiếp theo khác với chương trình 2006, các nội dung hình khối chủ yếu được giảng dạy ở khối lớp 5. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.3.
Tuy nhiên, chương trình tốn của hai nước vẫn có sự giống nhau nhất định về cách xây dựng nội dung như cấu trúc đồng tâm, phát triển nội dung từng khối lớp. Theo đó, trong sách tốn Singapore, tiếp nối nội dung hình khối ở lớp 2 là bài dạy về thể tích về chất rắn hình hộp chữ nhật, hình lập phương ở lớp 5 và mở rộng các dạng bài tìm chiều cao mực nước liên quan đến thể tích ở lớp 6.
Như vậy, chương trình giảng dạy tốn học ở Singapore có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết RME về dạy toán theo ngữ cảnh và liên quan đến thế giới thực, là các bước quan trọng khi xây dựng mơ hình toán học. Nghiên cứu so sánh nội dung chủ đề hình học trong chương trình tốn tiểu học của Việt Nam và Singapore để thấy được sự giống nhau và khác biệt giữa nội dung các yếu tố hình học giữa hai nước. Việc này có ý nghĩa góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các yếu
tố hình học ở tiểu học tại Việt Nam.