Mục tiêu giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 29 - 30)

1.3. Giáo dục văn hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT

1.3.2. Mục tiêu giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường

GDVHDT có vai trị quan trọng trong GD HS trường PTDTNT. Hoạt động GDVHDT là hoạt động GD có mục tiêu nhằm nâng cao hiểu biết của HS về các giá trị VHDT, bồi dưỡng ở HS tình cảm trân trọng, yêu quý các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT.

Hoạt động GDVHDT góp phần GD tồn diện HS cả về trí, đức, thể, mỹ. Với việc tìm hiểu về văn hóa các dân tộc và vận dụng các giá trị VHDT vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt nội trú,...trường PTDTNT giáo dục HS có nhận thức sâu sắc về VHDT, có đủ năng lực và phẩm chất để phát huy các giá trị đó vào thực tế cuộc sống, đào tạo họ thành những người lao động mới, những cán bộ ưu tú cho vùng dân tộc.

GDVHDT góp phần thực hiện GD hòa nhập và thân thiện. Trường PTDTNT tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời giúp HS tiếp xúc, giao lưu VH của các dân tộc khác. Thơng qua các hoạt động đó, HS sẽ hiểu biết nhau, tơn trọng nhau và thật sự sống với nhau bằng thái độ và tình cảm thân thiện. Nhờ GD văn hóa mà HS có được một mơi trường tập thể trong lành, giúp các em gắn bó với nhau, cùng nhau trưởng thành.

Hoạt động GDVHDT không chỉ là điều kiện để mỗi HS được thể hiện những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà cịn giúp HS được tiếp cận, giao lưu học

hỏi với các giá trị văn hóa, hiện tượng văn hóa của các dân tộc khác. Qua các hoạt động này, HS được hịa nhập với bạn bè, hiểu biết về văn hóa, lối sống của các dân tộc, từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực mà tạo nên sự hịa nhập, thân thiện với tập thể, bạn bè, thầy cô. Hoạt động GDVHDT tạo ra một môi trường tốt để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc.

GDVHDT trong trường PTDTNT góp phần thực hiện bảo tồn và phát triển VHDT. Mỗi HS trường PTDTNT là đại biểu văn hóa của một dân tộc, một vùng quê. Trường PTDTNT tạo điều kiện để HS được tiếp xúc và thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để mạch chảy văn hóa khơng ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để HS trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa mà HS trường PTDTNT vẫn là người con của dân tộc, hiểu biết và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 29 - 30)