Hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 35)

1.3. Giáo dục văn hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT

1.3.4. Hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong

nhà trường

Tổ chức các hoạt động GDVHDT rất đa dạng và phong phú. Theo đặc điểm hoạt động của trường PTDTNT, việc tổ chức hoạt động GDVHDT có thể chia thành hai phạm vi hoạt động cơ bản là GDVHDT trong giờ học và GDVHDT ngoài giờ lên

lớp. Hai phạm vi này đều thống nhất một mục tiêu nhưng cách thức và phương pháp thì khác nhau.

- Tổ chức hoạt động GDVHDT trong giờ học:

Trong giờ học, GDVHDT được thực hiện qua các môn học với nhiều cách thức, phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa môn học với hiện tượng VHDT mà các mơn học tham gia vào việc GDVHDT khác nhau. Nhìn chung cách thức của các môn học tham gia vào GDVHDT theo cách lồng ghép và phương pháp được sử dụng là tích hợp.

Hiện nay, do việc tổ chức dạy học trong trường PTDTNT thống nhất với chương trình phổ thơng nên các nội dung GD đặc thù, các nội dung GDVHDT đều khơng được bố trí chính thức trong chương trình. Việc GDVHDT đều phải thực hiện lồng ghép theo điều kiện và khả năng thực hiện của từng địa phương, từng cơ sở GD. Việc lồng ghép có thể được thực hiện theo các mức độ khác nhau tùy mối quan hệ kiến thức, tùy đặc điểm quy mô của hiện tượng VHDT hoặc tùy khả năng của GV

Phương pháp chủ yếu được thực hiện trong lồng ghép là phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức VHDT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học để HS nhận thức và thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong đó có thực tiễn VHDT. Do đặc điểm của giờ học bị quy định hạn chế về không gian và thời gian nên việc sử dụng phương pháp tích hợp đối với GDVHDT trong trường PTDTNT là rất phù hợp. Phương pháp tích hợp giúp cho việc giới thiệu về VHDT được thực hiện linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, máy chiếu, phim, ảnh việc giới thiệu VHDT theo phương pháp tích hợp được thực hiện ngày càng phát hiệu quả.

Phương pháp tích hợp có khả năng sử dụng phổ biến và hiệu quả trong GDVHDT. Nhờ phương pháp tích hợp mà các bộ mơn đều có thể tham gia vào việc GDVHDT cho HS. Trong đó, việc tích hợp GDVHDT có hiệu quả nhất là các mơn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Cơng nghệ.

Việc tích hợp kiến thức VHDT trong các môn học được thể hiện 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học hoặc chương trình học hồn tồn phù hợp với mục tiêu và nội dung của GDVHDT.

Mức độ bộ phận: chỉ một bộ phận bài học có mục tiêu và nội dung của GDVHDT.

Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDVHDT không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ các kiến thức GDVHDT (các hiện tượng, hình ảnh, số liệu về thực trạng văn hóa) vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích bài một cách hợp lí.

- Tổ chức hoạt động GDVHDT ngồi giờ học:

+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL): HS trường PTDTNT được tổ chức học tập, nuôi dạy theo hệ thống quản lý suốt cả ngày tại trường. Ngoài thời gian HS học tập trên lớp theo chương trình GD chính thức của cấp học, thời gian cịn lại đều là thời gian ngồi giờ lên lớp. Thời gian ngoài giờ lên lớp chiếm dung lượng lớn trong tổng số thời gian của HS tại trường PTDTNT.

HĐNGLL là hoạt động GD thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT. HĐNGLL được tổ chức theo nhiều hình thức, thực hiện nhiều nhiệm vụ GD nhằm nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và phẩm chất đạo đức, hình thành năng lực và kỹ năng sống cho HS. Hoạt động ngồi giờ lên lớp giữ vai trị quan trọng trong GD toàn diện HS trường PTDTNT.

* Đặc đểm của hoạt động ngoài giờ lên lớp

HĐNGLL thực hiện mục tiêu và kế hoạch GD và đào tạo của trường PTDTNT. Vai trò của HĐNGLL đồng đẳng với các hoạt động GD khác trong chương trình GD của trường PTDTNT. HĐNGLL trở thành chương trình GD bắt buộc trong trường PTDTNT.

HĐNGLL mở rộng mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng GD. Ngoài GV, CBQL, nhân viên, phụ huynh, các thành phần xã hội khác đều có thể tham gia vào việc tổ chức, quản lý GD HS. HS tham gia vào các HĐNGLL với tư cách là người

học, người thực hành, nhưng có khi lại là người tổ chức, người hướng dẫn, người trình diễn,...

HĐNGLL ở trường PTDTNT đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. HĐNGLL được tổ chức theo hình thức, như: lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, hoạt động chuyên biệt, giao lưu VH giữa HS các dân tộc với nhau, tự học, tự rèn luyện; tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề; tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương. Nội dung triển khai của HĐNGLL bao gồm các kiến thức về văn hóa - khoa học kỹ thuật, kỹ năng lao động, kỹ năng sống.

Tổ chức HĐNGLL có tính chất mềm dẻo và linh hoạt. Việc tổ chức HĐNGLL đều tính đến sự phù hợp về con người, thời gian, khơng gian, văn hóa. Việc tổ chức HĐNGLL vừa mang tính chất bắt buộc (hoạt động được xây dựng trong kế hoạch GD của nhà trường, GV và HS có trách nhiệm thực hiện như một nhiệm vụ GD chính thức), vừa mang tính chất tự nguyện (hoạt động được tổ chức theo sở thích, sở trường của HS nhằm phát huy, phát triển các năng lực của HS).

* Ý nghĩa của GDVHDT qua HĐNGLL:

HĐNGLL thực hiện mục tiêu GD toàn diện cho HS. HĐNGLL với các hoạt động tự học, học có hướng dẫn đã góp phần củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức giúp HS học tập tốt hơn chương trình của cấp học. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; các hoạt động lao động sản xuất; các hoạt động phát huy sở thích, sở trường và rèn luyện kỹ năng sống đã góp phần GD tồn diện HS cả về trí, đức, thể, mỹ. Qua HĐNGLL, trường PTDTNT giáo dục học sinh có đủ năng lực và phẩm chất tốt đẹp để đào tạo họ thành những cán bộ ưu tú cho vùng dân tộc.

HĐNGLL thực hiện GD hòa nhập và thân thiện. HĐNGLL không chỉ là điều kiện để mọi HS được thể hiện mà còn là điều kiện để HS được giao lưu học hỏi. Qua HĐNGLL, HS được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết về văn hóa, lối sống của các dân tộc, từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực mà tạo nên sự hòa nhập, thân thiện với tập thể, bạn bè, thầy cô. HĐNGLL tạo ra môi trường tốt để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc.

HĐNGLL thực hiện bảo tồn và phát triển VHDT. Mỗi HS trường PTDTNT là đại biểu văn hóa của một dân tộc, một vùng quê. Trường PTDTNT tạo điều kiện để

HS được tiếp xúc và thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để mạch chảy văn hóa khơng ngừng được ni dưỡng và lớn mạnh. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để HS được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị VHDT. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa mà HS trường PTDTNT vẫn là người con của dân tộc, hiểu biết và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

+ Giáo dục VHDT cho học sinh PTDTNT thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, từ thiện.

+ Giáo dục VHDT thông qua tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Giáo dục VHDT thông qua hoạt động theo chủ đề những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống văn hóa, các lễ hội của các dân tộc và của địa phương.

+ Giáo dục VHDT trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp. + Giáo dục VHDT thông qua hoạt động Đoàn.

+ Tự giáo dục của học sinh.

- Ngoài ra các phương pháp cần được áp dụng như: Nêu gương cá nhân, tập thể có hành vi tốt hay chưa tốt trong hoạt động giữ gìn VHDT; khen thưởng, kỷ luật kịp thời; Nhắc nhở, động viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 35)