chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, quy định Cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc nội trú (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Trường PTDTNT có cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và đảm bảo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngồi ra cịn có các hạng mục sau:
- Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 6m2/HS.
- Phịng ở nội trú, nhà ăn cho HS và các trang thiết bị kèm theo. - Nhà công vụ cho GV.
- Nhà sinh hoạt, GDVHDT với các thiết bị kèm theo.
- Phòng học và thiết bị GD hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông thông
1.4.1. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thơng qua hoạt động dạy học hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động GDVH cho HS thông qua hoạt động dạy học là tác động quản lý của hiệu trưởng tới đội ngũ GV thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV. Cụ thể gồm các công việc quản lý sau:
Hiệu trưởng cần xác định rõ và quán triệt cho người GV về mục tiêu của GDVHDT cho HS ở trường PTDTNT. Các mục tiêu này thể hiện trong các nội dung hoạt động giảng dạy (từ việc soạn bài, giảng dạy trên lớp và kiểm tra đánh giá HS). Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Chỉ đạo giáo viên gắn bài giảng của mình (hình thức GD, nội dung GD) với các ví dụ thực tiễn ở địa phương, thơng qua đó làm cho HS nhận thức được những giá trị VHDT cần được gìn giữ và phát huy.
Quản lý giờ lên lớp của GV. Chỉ đạo GV tổ chức hoạt động dạy học theo hướng hình thành được cho HS phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để có điều kiện học tập suốt đời và học tập ở mọi điều kiện, mọi hồn cảnh.
Tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn ở trường PTDTNT theo hướng nghiên cứu bài học nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp tốt nhất cho GV để họ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Chỉ đạo xây dựng đề kiểm tra định kì, học kì có nội dung GDVHDT.
Tổ chức đánh giá kết quả GDVHDT qua các mơn học ở cuối học kì, cuối năm học.
1.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các HĐNGLL các HĐNGLL
Tổ chức Đồn thanh niên trong nhà trường giữ vai trị quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động GDVHDT nói riêng cho HS nhà trường. Những nội dung hoạt động GDVHDT cụ thể như:
- Liên kết chương trình, kế hoạch hoạt động của Đồn thanh niên với kế hoạch của nhà trường, các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện hoạt động GDVHDT. - Phân công trách nhiệm rõ ràng trong tổ chức các hoạt động, tổ chức Đoàn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số đầu việc như:
+ Phối hợp với tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm tổ chức các hoạt động GDVHDT và đánh giá kết quả rèn luyện của HS.
+ Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đoàn trường triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ mang tính GDVHDT; Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động biểu diễn văn hóa-văn nghệ trong nhà trường nhằm GDVHDT; phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các hoạt động nhân đạo, hoạt động lao động cơng ích, tình nguyện nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa của GDVHDT cho HS.
+ Tổ chức cho HS tham quan các di tích lịch sử, các di tích văn hóa, làng nghề để GDVHDT
+ Tổ chức lồng ghép nội dung GDVHDT trong các tiết HĐNGLL theo chủ điểm phù hợp với các tháng
- Cử cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội đi dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ hoạt động Đoàn- Đội, tổ chức giao lưu giữa các trường về cơng tác Đồn- Đội.
1.4.3. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thơng qua cơng tác chủ nhiệm công tác chủ nhiệm
- Chỉ đạo GVCN đề ra mục tiêu GDVHDT trong xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của năm học và kế hoạch hàng tháng.
- Chỉ đạo GVCN phối hợp tốt với cha mẹ HS để GDVHDT
+ GV chủ nhiệm thông qua các cuộc họp phụ huynh HS, tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu được về các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu GD giữa nhà trường với gia đình, trách nhiệm của gia đình trong GD con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS.
+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS lớp tham gia tổ chức các hoạt động GDVHDT cho HS.
+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS trường để có sự hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, về chất xám trong tổ chức các hoạt động quy mơ tồn trường.
- Tăng cường phối hợp giữa GVCN với các lực lượng trong và ngồi nhà trường trong cơng tác GDVHDT cho HS.
- Bồi dưỡng kiến thức VHDT, nhất là VHDT thiểu số cho GVCN.
1.4.4. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thơng qua phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Để quản lý tốt sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDVHDT cho HS, hiệu trưởng nhà trường thực hiện các hoạt động sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa ban giám hiệu, các tổ chun mơn, GV chủ nhiệm với tổ chức Đồn thanh niên.
- Chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa ban giám hiệu, GV chủ nhiệm với tổ chức hội cha mẹ HS:
+ Trước hết, xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS. + Xây dựng kế hoạch theo từng học kỳ cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó thể hiện rõ mục đích của hoạt động cần đạt được, trách nhiệm của các bên liên quan, thời gian thực hiện và nguồn lực cần được huy động.
+ Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong tổ chức hoạt động GDVHDT cho HS: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và lực
lượng xã hội trên cơ sở kế hoạch đã đề ra, đảm bảo tổ chức thức hiện theo đúng mục đích, huy động đầy đủ nguồn lực và có kết quả và có hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDVHDT cho HS.
1.4.5. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua xây dựng mơi trường văn hố nhà trường xây dựng mơi trường văn hố nhà trường
Theo tác giả Nguyễn Sỹ Thư trong Đề cương bài giảng xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, nghi thức, biểu tượng và những tiểu sử, sự kiện làm nên bộ mặt riêng của nhà trường. Đó là một loạt những kì vọng khơng viết thành văn được hình thành trong suốt chặng đường phát triển của nhà trường do GV, lãnh đạo nhà trường, cha mẹ và HS cùng nhau giải quyết các vấn đề, vượt qua những thách thức, và đương đầu với những thất bại.
Nội dung cơ bản của việc xây dựng văn hóa nhà trường: Dựa trên cơ sở của “Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường” và “Các yêu tố ảnh hưởng văn hóa nhà trường” có thể xác định các nội dung cơ bản của việc xây dựng văn hóa nhà trường, đó là:
- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy; - Biểu tượng, các giá trị truyền thống của nhà trường; - Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân; - Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên; - Nghi thức và hành vi, đồng phục,...
* Hiệu trưởng có vai trị quyết định/chi phối sự phát triển văn hoá nhà trường:
Tư duy phát triển GD của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến văn hoá nhà trường;
Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;
Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì sẽ ảnh hưởng chi phối văn hóa nhà trường;
* Để ni dưỡng, phát triển văn hóa nhà trường, hiệu trưởng phải thực hiện một số nội dung sau:
Xây dựng nguồn tài liệu phong phú, cung cấp đầy đủ lượng sách báo và tạp chí phục vụ hoạt động GDVHDT.
Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, dạy học GDVHDT.
Gia tăng nguồn lực tài chính cho cơng tác tun truyền, GDVHDT.
Xây dựng mơi trường xã hội văn hóa lành mạnh để HS được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.