Đặc điểm trường Phổ thông dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 48 - 50)

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của tỉnh Sóc Trăng

2.1.3. Đặc điểm trường Phổ thông dân tộc nội trú

Hệ thống trường PTDTNT trong những năm qua được đầu tư xây dựng ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đồng bộ; từng bước đáp ứng nhu cầu học tập nội trú của HS người dân tộc Khmer trên địa bàn.Tuy nhiên, với quy mô trường lớp như hiện nay, các trường THCS dân tộc nội trú ở các huyện chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập nội trú của HS có hồn cảnh khó khăn (mỗi trường có khơng q 08 lớp, mỗi khối có 02 lớp).

Tồn tỉnh hiện có 09 trường PTDTNT gồm 90 lớp, với 2.874/2.928 HS giảm 54 HS so với đầu năm học; trong đó, bỏ học 39 HS. Cấp trung học phổ thơng có 26 lớp với 862/867 HS, giảm 05 HS, (trong đó bỏ học 04 HS) so với đầu năm. Cấp trung học cơ sở có 64 lớp, với 2.012/2.061 HS, giảm 49 HS (trong đó 35 HS bỏ học) so với đầu năm. Tỷ lệ HS dân tộc thiểu số được học ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh

cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 9,99% tổng số HS dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh (2.928/29.316).

Thực hiện Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Hàng năm, Sở GD&ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường PTDTNT tỉnh và huyện; đồng thời, hướng dẫn các trường thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh theo đúng đối tượng và đúng qui chế tuyển sinh. Đầu năm học 2017-2018, đối với các trường PTDTNT trung học cơ sở huyện thực hiện tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Riêng đối với trường PTDTNT trung học phổ thông Huỳnh Cương và Trường THCS&THPT DTNT Vĩnh Châu, Thạnh Phú thực hiện việc tuyển sinh bằng hình thức “Thi tuyển kết hợp xét tuyển”.

Năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tuyển sinh vào các trường PTDTNT là 864 chỉ tiêu; trong đó, trung học cơ sở là 747 chỉ tiêu và trung học phổ thông là 217 chỉ tiêu; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xét cử tuyển 138 chỉ tiêu vào các trường đại học. Ngành GD&ĐT Tỉnh đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với HS dân tộc thiểu số, nhà giáo và CBQL GD ở vùng dân tộc. Đối với các em HS dân tộc Khmer học chữ Khmer được cấp sách giáo khoa tiếng Khmer và giấy, vở, bút viết theo Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính và Nghị định của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở GD phổ thông và trung tâm GD thường xuyên.

Công tác nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường PTDTNT luôn được quan tâm và chỉ đạo kịp thời. Từ đầu năm học, các đơn vị trường đều xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai đến đội ngũ cán bộ, GV thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, tăng cường các hoạt động GD cho HS; thông tin kịp thời kết quả học tập của các em HS đến phụ huynh HS để cùng phối hợp; chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV và cán bộ quản lý; các đơn vị trường đều quan tâm cải tiến công tác quản lý GD theo hướng tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chú trọng kiểm tra chuyên môn; thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình giảng dạy do Bộ

GD&ĐT quy định, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và đặc điểm của HS dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp. Ngồi ra, một số đơn vị trường cịn chỉ đạo GV chủ nhiệm các lớp lên kế hoạch dự giờ GV bộ mơn dạy lớp mình phụ trách để đánh giá phương pháp dạy học và có đề xuất cho GV bộ môn điều chỉnh cho phù hợp. Đây có thể coi là một trong những biện pháp làm cho GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS, góp phần thực hiện thành công kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Với mục tiêu của trường PTDTNT là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ phục vụ vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Do đó, trong những năm học gần đây, các trường PTDTNT luôn phấn đấu nâng dần chất lượng GD của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 48 - 50)