Nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 30 - 31)

1.3. Giáo dục văn hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT

1.3.3. Nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường

Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 quy định về tổ chức hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các trường PTDTNT như sau: “Hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao: sinh hoạt văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hồn thiện nhân cách học sinh” (Điều 21).

Những nội dung VHDT cần thiết trong GD HS trường PTDTNT rất phong phú bao gồm các phương diện văn hóa, các giá trị văn hóa. Có thể phân chia chúng như sau:

1- Chữ viết: đưa chương trình dạy tiếng dân tộc Khmer vào dạy trong nhà trường 2- Lễ tục: Lễ hội (lễ tết cổ truyền, lễ hội dân gian), nghi lễ tín ngưỡng, tập tục (cưới xin, sinh đẻ, chữa bệnh ốm đau), tập quán (tập quán cư trú, tổ chức cộng đồng, nghi thức giao tiếp).

3- Kiến trúc: Kiến trúc nhà ở, nơi sinh hoạt cộng đồng (nhà sàn, nhà rơng, nhà văn hóa), nơi thờ tự (đình, chùa, tháp, miếu).

4- Thủ công mỹ nghệ: Các nghề thủ công truyền thống (dệt, mộc, đan lát, hạm khắc, gốm), các làng nghề truyền thống.

5- Trang phục truyền thống: Y phục của nam và nữ (quần áo, khăn, mũ), đồ dùng sinh hoạt.

6- Ẩm thực: Văn hóa ăn, uống, các món ăn truyền thống. 7- Ngơn ngữ: Ngữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. 8- Văn học: Văn học dân gian:

+ Thần thoại, sử thi, truyền thuyết + Truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ + Ca dao, tục ngữ

9- Âm nhạc: Dân ca, nhạc dân gian, nhạc cụ truyền thống. 10- Vũ: Các điệu múa dân gian.

11- Trò chơi: Các trò chơi dân gian, đồng dao

Các nội dung GDVHDT có thể cụ thể như: u gia đình,u quê hương, yêu dân tộc và đất nước; khiêm tốn, thật thà, cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc cùng với tiếng phổ thông; quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình u; bảo vệ sức khỏe, bảo vệ mơi trường; phịng tránh các tệ nạn XH, mê tín dị đoan; văn hóa ứng xử, giao tiếp.

Những phương diện văn hóa và hiện tượng văn hóa như trên đều thuộc nội dung cần thiết trong GD HS trường PTDTNT. Tùy điều kiện của mỗi cơ sở GD, mỗi địa phương mà nội dung văn hóa có thể được khai thác và vận dụng khác nhau sao cho phù hợp. Càng khai thác và vận dụng được nhiều giá trị văn hóa vào GD HS thì địa phương và cơ sở GD đó càng đem lại hiệu quả tốt trong GD HS trường PTDTNT (Mông Ký Slay, et al., 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 30 - 31)